Thành phố Hà Giang: Quản lý chặt chẽ hoạt động các nhóm trẻ tư thục

08:12, 17/01/2018

BHG - Bạo hành trẻ em, câu chuyện không chỉ làm đau lòng các bậc cha, mẹ; mà bị toàn xã hội lên án. Để tạo cho các bé có điều kiện được vui chơi, học tập trong môi trường an toàn, lành mạnh. UBND thành phố Hà Giang đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT và UBND các xã, phường tăng cường công tác quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các nhóm trẻ tư thục (NTTT).

Trên địa bàn thành phố hiện có 6 NTTT được cấp phép hoạt động với trên 120 bé, chủ yếu từ 12 – 36 tháng tuổi; với 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tất cả các giáo viên đứng lớp đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, có ý thức chấp hành sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT. Các nhóm trẻ đều được đầu tư đồ dùng, đồ chơi theo quy định; có diện tích phòng học, nhà vệ sinh đảm bảo phù hợp với trẻ mầm non, 3/6 nhóm có lắp camera quan sát kết nối với điện thoại di động của phụ huynh và có trang Web riêng.

Giờ học tại Nhóm trẻ tư thục Tuổi Thơ.
Giờ học tại Nhóm trẻ tư thục Tuổi Thơ.

 Cô Vũ Thị Mai, quản lý NTTT Tuổi Thơ có địa chỉ tại tổ 16,  phường Minh Khai cho biết: “Được thành lập tháng 1.2015, đến nay, nhóm trẻ NTTT có 25 cháu đăng ký học. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn do chưa được trang bị đủ đồ dùng học tập theo quy định; chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên còn hạn chế. Tuy nhiên, với tình yêu thương, trách nhiệm và lòng yêu nghề, các cô giáo ở Nhóm Tuổi Thơ luôn tận tình, chu đáo chăm sóc các con. Nội dung dạy được triển khai thực hiện theo chương trình giáo dục của Bộ và Phòng GD&ĐT thành phố. Thực phẩm phụ vụ các bữa ăn hằng ngày được lấy từ các cơ sở sản xuất, giết mổ có uy tín, có nguồn gốc,  xuất xứ rõ ràng và được lưu mẫu; lớp học có camera giám sát được kết nối với điện thoại di động của phụ huynh”.

Sự ra đời ngày càng có nhiều NTTT đã đáp ứng nhu cầu gửi con của người dân trên địa bàn; góp phần tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường, đồng thời giảm tình trạng quá tải tại một số trường công lập trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, việc xây dựng Quy chế quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục đối với NTTT theo điều lệ của trường Mầm non công lập còn gặp rất nhiều khó khăn; cơ sở vật chất, quỹ đất còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu về khuôn viên trường học và nhu cầu nhận trẻ đến trường; các nhóm trẻ chủ yếu phải thuê địa điểm nên không chủ động trong việc bố trí các phòng hoạt động, chăm sóc giáo dục các cháu phù hợp; đội ngũ giáo viên biên chế không ổn định.

Để tăng cường công tác quản lý hoạt động các NTTT và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, Phòng GG&ĐT thành phố có công văn gửi UBND các xã, phường đề nghị phối hợp thực hiện quản lý các NTTT trên địa bàn; thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra; phân công trách nhiệm cụ thể cho các trường Mầm non công lập hỗ trợ các NTTT trên cùng địa bàn. Theo đó các trường Mầm non có kế hoạch giúp đỡ cụ thể về chuyên môn, tạo điều kiện cho gáo viên các NTTT cùng tham gia tập huấn chuyên môn đầu năm và các hội thảo do nhà trường tổ chức. UBND các xã, phường phối hợp với Phòng GD&ĐT thành phố, thường xuyên nắm bắt tình hình các cơ sở giáo dục Mầm non ngoài công lập để có biện pháp xử lý kịp thời đối với các cơ sở Mầm non hoạt động trái phép, không phép, không đảm bảo an toàn và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Nguyễn Thị Hương Giang cho biết: Các NTTT trên địa bàn thành phố hiện cơ bản đáp ứng được yêu cầu cả về chuyên môn, điều kiện giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ. Để siết chặt quản lý trong thời gian tới, Phòng GD&ĐT tiếp tục triển khai xây dựng Quy chế để quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục đối với các NTTT theo hệ thống các trường Mầm non công lập; giao cho các trường có trách nhiệm giúp đỡ về công tác chuyên môn đối với các NTTT trên cùng địa bàn; chỉ đạo các cơ sở giáo dục Mầm non trên địa bàn thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm đối với trẻ; thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các nhóm trẻ tư thục để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, xỷ lý nghiêm sai phạm.

Tại phiên phiên giải trình, chất vấn của Thường Trực HĐND thành phố đối với UBND thành phố vào tháng 10.2017, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Trần Mạnh Lợi yêu cầu UBND thành phố tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của các NTTT, có biện pháp xử lý, giải thể các nhóm trẻ không đủ điều kiện hoạt động hoặc vi phạm về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Thiết nghĩ, bên cạnh các giải pháp quản lý nhà nước, UBND thành phố cần chỉ đạo các trường Mầm non kể cả công lập và tư thục trên địa bàn phải lắp camera có kết nối với điện thoại di động của phụ huynh để cơ quan quản lý giáo dục và phụ huynh cùng giám sát, đánh giá việc nuôi dạy trẻ an toàn, đạt chất lượng cao.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vì sao nghèo đa chiều ở Bắc Mê tăng cao?

BHG - Những năm qua, thực hiện chương trình giảm nghèo, nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo được huyện Bắc Mê thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên, theo tiêu chí nghèo đa chiều, chuẩn nghèo sẽ được xem xét cả góc độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Đây là cơ hội giúp cho việc đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách toàn diện hơn, nhưng cũng nảy sinh nhiều thách thức mới khi số hộ nghèo của huyện tăng đột biến. Điều đó, đã đặt ra không ít khó khăn trong thực hiện bền vững các chính sách giảm nghèo tại địa phương.

16/01/2018
Nghị quyết 102/NQ-HĐND phê duyệt tổng thể người làm việc, chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị quyết 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan, tổ chức hành chính...

BHG - Từ ngày 6 đến ngày 8.12, tại tại Hội trường lớn HĐND - UBND tỉnh, Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã được tổ chức. Tại Kỳ họp, các đại biểu đã tập trung trí tuệ thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết 102/NQ-HĐND phê duyệt tổng thể người làm việc, chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị quyết 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức hội đặc thù tỉnh Hà Giang năm 2018.

16/01/2018
Những nổi bật trong cải cách hành chính ở Bắc Quang

BHG - Công tác cải cách hành chính (CCHC) ở Bắc Quang năm 2017 có rất nhiều điểm nổi bật, hướng tới xây dựng một chính quyền kiến tạo phát triển vì sự thịnh vượng của đất nước, sự hài lòng của người dân. Thực hiện đồng bộ 6 nội dung trọng tâm trong CCHC, UBND huyện Bắc Quang đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị tự kiểm tra, tự rà soát các văn bản, quy định pháp luật. 

16/01/2018
Nghị quyết 101/NQ-HĐND về việc tạm giao tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Hà Giang năm 2018

BHG - Từ ngày 6 đến ngày 8.12, tại tại Hội trường lớn HĐND - UBND tỉnh, Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã được tổ chức. Tại Kỳ họp, các đại biểu đã tập trung trí tuệ thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết 101/NQ-HĐND về việc tạm giao tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Hà Giang năm 2018

15/01/2018