Xín Mần phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, vươn lên xóa đói giảm nghèo

17:06, 09/11/2017

BHG - Nằm ở phía Tây của tỉnh, huyện Xín Mần có điều kiện địa lý, thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là các xã biên giới, nhưng đồng bào nơi đây luôn cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, từng bước phát triển kinh tế, đoàn kết, cùng nhau XĐGN.

Bí thư Đảng ủy xã Chí Cà  giới thiệu mô hình nuôi bò nhốt của một hộ dân.
Bí thư Đảng ủy xã Chí Cà giới thiệu mô hình nuôi bò nhốt của một hộ dân.

Huyện Xín Mần có 1 thị trấn và 18 xã, trong đó có 4 xã giáp biên, có trên 32 km đường biên giới, 1 cửa khẩu Quốc gia và nhiều lối mở. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, huyện cũng có nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Trước thực trạng đó, Đảng bộ huyện Xín Mần đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, lựa chọn hướng phát triển kinh tế mũi nhọn, chuyển từ sản xuất, nuôi trồng nhỏ, lẻ sang nhóm tập trung.

Đồng chí Xin Văn Đức, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, cho biết: “Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình của BCH Đảng bộ huyện về tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi đạt trên 35% giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020; chuyển đổi và cải tạo diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cỏ phát triển chăn nuôi gắn với đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 209; thực hiện có hiệu quả các mô hình, dự án khuyến nông trên địa bàn huyện; đảm bảo các nguồn vốn cho vay hộ nghèo, cho vay phát triển KT-XH trên địa bàn đạt hiệu quả”.

Trung tá Nguyễn Văn Đại, Phó Bí thư Đảng ủy xã Pà Vầy Sủ chia sẻ: Đời sống của bà con ở đây còn nhiều khó khăn, phần lớn đồng bào Mông, trình độ văn hóa không đồng đều; thu nhập bình quân đầu người đạt 9,7 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 78,59%; xã có 7 thôn đều tiếp giáp biên giới Trung Quốc với 15,2 km đường biên. Nhờ có sự quan tâm của Chính phủ, xã được hưởng các chương trình hỗ trợ như: Chương trình 135 hỗ trợ 190 triệu đồng cho người dân trồng cây Tống quá sủ, trồng cỏ, mua máy thái cỏ; Chương trình 30a hỗ trợ 148 triệu đồng trồng cây Sa mộc, mua dê sinh sản, giống cây Thảo quả; Chương trình 755 hỗ trợ người dân mua 15 máy nông cụ và 100 téc nước... Các chương trình đã giúp bà con cải thiện được phần nào khó khăn trong phát triển sản xuất, chăn nuôi, đời sống của bà con đã vươn lên vượt qua nghèo đói. Hiện xã có 25 hộ thực hiện trồng cỏ chăn nuôi với diện tích 37,5 ha; 46 đảng viên đăng ký thực hiện các mô hình phát triển kinh tế như: Nuôi bò nhốt, nuôi dê rẽ, nuôi lợn đen. Bên cạnh đó, đã xuất hiện các tập thể và cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi với các mô hình vườn cây Thảo quả của hộ ông Vàng Chẩn Pao ở thôn Tả Lử Thận; chăn nuôi dê của các hộ dân thôn Seo Lử Thận, Tả Lử Thận; nuôi bò nhốt, ong rừng của thôn Thèn Ván. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, các hộ dân ở gần mốc biên giới đã được cấp Giấy phép xây dựng nhà; huyện có phương án quy hoạch phát triển chợ mốc 172 Ma Lỳ Sán – Pà Vầy Sủ nhằm mở rộng giao thương, phát triển kinh tế biên mậu.

 

Còn Bí thư Đảng ủy xã Chí Cà, Hạng Kháy Phong vui mừng chia sẻ: “Là xã biên giới với hơn 6,7 km đường biên; những năm qua, đời sống của người dân đang dần được nâng lên, thu nhập bình quân đạt khoảng 16 triệu đồng/người/năm. Được chọn là xã biên giới phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn, BTV Đảng ủy xã luôn cố gắng phát huy truyền thống đoàn kết, huy động nội lực trong dân, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, XĐGN. Từ việc vận động nhân dân vay vốn phát triển chăn nuôi, đến nay đàn gia súc, gia cầm của xã có 23.893 con. Bên cạnh đó, xã còn vận động nhân dân thực hiện các mô hình khuyến nông với 52 hộ tham gia trồng 13 ha cỏ Yến mạch tại thôn Hồ Sáo Chải, năng suất đạt 35 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, thu được 21,1 triệu đồng/ha; mô hình nuôi lợn nái sinh sản do Hội Phụ nữ xã triển khai đối với 10 hộ nghèo... Các mô hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đã giúp người dân cải thiện đời sống”.

Ngoài việc vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều xã của huyện Xín Mần còn có những phương thức, cách làm riêng phù hợp với điều kiện thực tế. Để vận động nhân dân trồng cây Y dĩ, một loại cây mới được đưa vào trồng thử nghiệm, Phó Chủ tịch UBND xã Chí Cà, Đào Kháy Diu đã trồng trước 25 kg giống, tương đương 1 ha, sau khi thu hoạch, bán được giá cao từ 50 nghìn đồng/kg, thấy có lợi, nhân dân đã làm theo, nâng diện tích cây y dĩ toàn xã lên 22 ha. Các đảng viên trong xã cũng tích cực tham gia phát triển kinh tế, nuôi trâu, bò nhốt, trồng hồng không hạt, tạo thành phong trào thi đua sản xuất sôi nổi.

Với mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh, đưa Xín Mần sớm thoát khỏi tình trạng nghèo đói, cả hệ thống chính trị trong huyện đều nghiêm túc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, phát động phong trào thi đua đảng viên tiên phong, gương mẫu trên tất cả các lĩnh vực, giữ vững an ninh quốc phòng tại địa phương, hy vọng Xín Mần sớm thoát khỏi đói nghèo.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI GẦN BIỂN ĐÔNG

Hồi 13 giờ ngày 09/11 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,7 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

09/11/2017
Đồng Văn nỗ lực đảm bảo cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

BHG - Ngày nay, giảm nghèo được nhìn nhận không chỉ với ý nghĩa tăng thu nhập mà còn tạo cho người nghèo, hộ nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội (DVXH) như: Giáo dục, điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe, hay tiếp cận các nguồn vốn phát triển kinh tế, nguồn vốn tín dụng, khoa học công nghệ,... giúp người nghèo cải thiện cuộc sống, có thể tự vươn lên thoát nghèo.

09/11/2017
Một số quy định về kinh doanh rượu

BHG - Ngày 14.9.2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu (KDR) và có hiệu lực từ ngày 1.11.2017. Nghị định quy định về hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ. 

09/11/2017
Xã Thượng Phùng, khó khăn trong lắp đặt hệ thống truyền hình trực tuyến

BHG - Lắp đặt hệ thống truyền hình trực tuyến được xem là bước đi mang tính đột phá của tỉnh trong thời gian qua, góp phần quan trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mèo Vạc có 17 xã, thị trấn được lắp đặt hệ thống truyền hình trực tuyến, nhưng còn duy nhất xã Thượng Phùng chưa được lắp đặt hệ thống truyền hình trực tuyến cấp xã, gây khó khăn trong việc triển khai các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

 

09/11/2017