Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

08:25, 09/08/2017

BHG- Đã hơn 45 năm, kể từ ngày quân đội Mỹ rải chất độc hóa học xuống Việt Nam, nhưng hậu quả của chất độc da cam/dioxin vẫn đè nặng lên nhiều gia đình tại Việt Nam. Hà Giang không phải là địa phương bị rải chất độc, nhưng gần 10.000 người con của tỉnh đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở những chiến trường trọng điểm mà Mỹ sử dụng chất độc da cam/dioxin.

Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh tặng quà cho gia đình ông Khánh Đức Khu, xã Tùng Bá  (Vị Xuyên).
Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh tặng quà cho gia đình ông Khánh Đức Khu, xã Tùng Bá (Vị Xuyên).

Để hiểu rõ hơn nỗi khổ của những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Chiều ở tổ 2, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, năm nay đã 76 tuổi, bà tâm sự: Tháng 2.1975 đứa con yêu quý vừa sinh ra, bà đã cảm thấy con mình không được như những đứa trẻ bình thường, người lúc nào cũng mềm nhũn, đau ốm triền miên. Ông bà đã thuốc thang khắp nơi nhưng không mang lại kết quả gì, nguyên nhân được xác định do ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin mà người cha mang về từ chiến trường Tây Nam; giờ đây anh Nguyễn Văn Thanh, con bà đã 42 tuổi mà không thể làm được việc gì chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều do bà chăm sóc. Nhiều đêm bà nghĩ, giờ bà còn khỏe, còn chăm sóc được con, một vài năm nữa khi ông bà không còn sống trên đời nữa thì ai sẽ chăm sóc cho con; bà chỉ có ước nguyện, trước khi qua đời bà đưa được người con của mình vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh để có người chăm sóc, nuôi dưỡng.  Cùng hoàn cảnh với bà Chiều, ông Khánh Đức Khu ở xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên cũng khó khăn vô cùng. Ông bà sinh 2 người con gái cũng đều bị ảnh hưởng chất độc da cam mà đến nay đã 37 năm, hai người con của ông cũng không thể làm được gì, mọi sinh hoạt của con đều trông vào vợ, năm 2015 vợ ông cũng bỏ ông ra đi sau một cơn bạo bệnh, công việc chăm hai cô con gái phải nhờ đến cô con dâu, giờ đây khi đã ở tuổi 70, sức khỏe ngày một yếu, ông luôn đau đáu một điều: Khi tôi chết thì hai con tôi sẽ ra sao, mong sao các cấp, các ngành hãy giúp đỡ gia đình tôi!...

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 3.200 nạn nhân và rất nhiều trong số đó dị tật bẩm sinh do các di chứng của chất độc da cam như liệt, chậm phát triển trí tuệ, mù, câm, điếc... còn 1.348 nạn nhân chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hiện nay gia đình và bản thân các nạn nhân đang phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Và không biết tới bao giờ, họ mới được hưởng chế độ, chính sách khi giấy tờ chứng minh đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chiến trường bị nhiễm chất độc da cam không có, mà tuổi ngày một cao, nếu không may qua đời thì ai sẽ là người chăm sóc con cái họ. Mà nạn nhân chất độc da cam hầu hết là thế hệ thứ 2, thứ 3, không có giấy tờ để hoàn thiện thủ tục để hưởng chế độ, chính sách.

Là người đặt nền móng và xây những viên gạch đầu tiên cho hoạt động của Tổ chức Hội Nạn nhân da cam tỉnh, đã 15 năm, ông Triệu Đức Thanh ở tổ 2, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang thường xuyên gắn bó với số phận những nạn nhân chất độc da cam. Mặc dù đã sang tuổi 74 nhưng ông luôn trăn trở một điều: Nạn nhân da cam/dioxin của Hà Giang còn rất nhiều, trong đó có những cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, điều này đã được Đảng, Nhà nước công nhận nhưng chưa được hưởng chế độ do không có giấy tờ chứng minh đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chiến trường nhiễm chất độc da cam, các nạn nhân thế hệ thứ nhất giờ đã già, sức đã yếu, thế hệ thứ 2, thứ 3 ra đời cũng bị ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin cuộc sống khó khăn, mong các Bộ, ngành sớm có một văn bản tạo hành lang pháp lý để mỗi nạn nhân da cam đều được hưởng chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, giúp họ giảm bớt đau thương trong cuộc sống.

Quốc Hoàn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hãy thực sự quan tâm đến nạn nhân chất độc da cam/điôxin

BHG- Khi bàn giao nhiệm vụ cho Chủ tịch mới của Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) tỉnh, tôi có nói nhiều lý do; trong đo, có lý do không hoàn thành nhiệm vụ giải quyết chế độ cho các đối tượng nên xin nghỉ làm công tác Hội, song tôi vẫn còn có trách nhiệm đối với các nạn nhân CĐDC vì họ là người có công với cách mạng.

09/08/2017
Sau 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới

BHG- Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29.11.2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007. Sau 10 năm triển khai thực hiện, bằng nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả, nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh về vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội đã được nâng lên. Phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội để khẳng định mình, góp phần không nhỏ vào sự phát triển KT – XH của địa phương.

09/08/2017
73 hộ dân thôn Sán Sì Tủng, xã Sà Phìn (Đồng Văn) hiến đất, đóng góp ngày công, vật liệu làm 3 km đường giao thông

BHG - Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự hỗ trợ 415 tấn xi măng của Nhà nước, 73 hộ dân thôn Sán Sì Tủng, xã Sà Phìn đã tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động làm 3 km đường giao thông nông thôn. 

08/08/2017
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác khắc phục vụ nổ Kho Quân khí và thăm hỏi, động viên một số gia đình bị ảnh hưởng

BHG - Sáng 6.8, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra công tác khắc phục vụ nổ Kho Quân khí của Công an tỉnh và thăm hỏi, động viên một số gia đình bị ảnh hưởng. 

06/08/2017