Các hoạt động ứng phó khẩn cấp khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất
[links()]
a) Tình huống 1: Lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở những khu vực đã dự kiến trước.
Các hoạt động ứng phó khẩn cấp cần thực hiện:
- Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp triển khai trực ban 24/24h theo đúng quy chế hiện hành.
- Khi nhận được lệnh sơ tán khẩn cấp, lực lượng cứu hộ cứu nạn phải lập tức tới hiện trường triển khai thực hiện phương án chuyển dân tới nơi an toàn trước khi xảy ra lũ quét hoặc sạt lở đất. Chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương: người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, v.v…
- Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã triển khai nhanh các điều kiện tối thiểu theo phương án đã chuẩn bị trước để đảm bảo cuộc sống cho nhân dân tại nơi sơ tán.
Các chiến sỹ Đồn Biên phòng Lũng Cú, Dân quân xã Lũng Cú và lực lượng chức năng khắc phục sạt lở đường tại thôn Sán Trồ xã Lũng Cú (Đồng Văn) |
b) Tình huống 2: Lũ quét, sạt lở đất xảy ra đột xuất ở những khu vực ngoài dự kiến Các hoạt động cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp cần thực hiện:
- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn thực hiện cứu chữa kịp thời nhữ ng người bị thương; người bị thương nặng phải được chuyển nhanh lên tuyến trên để cưu chữa.
- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn phối hợp với nhân dân địa phương khẩn trương tìm kiếm những người còn mất tích.
- Chính quyền địa phương, cộng đồng thôn, bản phối hợp với thân nhân người bị nạn thực hiện việc chôn cất người bị chết theo phong tục của địa phương và thực hiện kịp thời hỗ trợ mai táng phí.
- Chính quyền địa phương, các đoàn thể quần chúng phối hợp với lực lượng cứu hộ, cứu nạn nhanh chóng chuyển những người còn sống sót tới nơi an toàn; dựng lều bạt; cứu trợ khẩn cấp các điều kiện thiết yếu cho đồng bào; động viên, thăm hỏi, chia sẻ đau thương mất mát , hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần cho những người bị mất người thân, mất mát tài sản.
- Khi có nhiều lực lượng cùng tham gia ứng phó với lũ quét, sạt lở đất trên một địa bàn, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn cao nhất của địa phương hoặc người được Trưởng ban uỷ quyền là người có thẩm quyền và trách nhiệm chỉ huy ứng phó (quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 13 Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ).
- Sau khi thống kê nhanh, đánh giá mức độ thiệt hại thực tế, đối chiếu chính sách hiện hành quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xét, quyết định mức cứu trợ khẩn cấp cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Căn cứ vào mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi đồng bào trong nước, cộng đồng n gười Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ tự nguyện ủng hộ đồng bào bị thiệt hại, tạo thêm nguồn lực cho việc cứu trợ khẩn cấp. Việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện cho nhân dân vùng bị thảm họa thiên tai thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ.
Các hoạt động cần phục hồi sớm khi xảy ra lũ quét và sạt lở đất
a) Phục hồi sớm thông tin liên lạc phải được ưu tiên hàng đầu để chính quyền ở cấp cơ sở báo cáo được tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và những yê u cầu cần được cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp. Các doanh nghiệp tham gia phục hồi sớm mạng thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin – Truyền thông.
Sạt, lở đất phá hủy nhiều công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn xã Thèn Phàng (Xín Mần). |
b) Phục hồi sớm đường giao thông cần được tiến hành song song với phục hồi mạng thông tin để mở đường cho các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp có thể tiếp cận sớm nhất với đồng bào vùng bị thiên tai. Các đơn vị tham gia phục hồi sớm hệ thống giao thông thực hiện theo Quy chế phòng, chống lụt, bão của Bộ Giao thông Vận tải đối với ngành Đường bộ và Đường sắt.
c) Chính quyền xã phải khẩn trương huy động cộng đồng tham gia làm sạch vệ sinh môi trường, nhất là môi trường nước để phòng tránh dịch bệnh phát sinh. Khi phát hiện có dấu hiệu của dịch bệnh phải tập trung lực lượng, phương tiện khoanh vùng, bao vây, dập tắt dịch trong thời gian ngắn nhất, hạn chế lây lan ra cộng đồng theo Sổ tay hướng dẫn phòng chống thiên tai và thảm họa của Bộ Y tế.
d) Ngoài sự nỗ lực tối đa của nhân dân vùng bị thiên tai, các c ấp chính quyền tỉnh, huyện xã cần huy động lực lượng bộ đội, công an, dân quân, thanh niên tình nguyện xuống cơ sở hỗ trợ dân sửa chữa nhà cửa, trạm y tế, trường học bị hư hỏng để sớm khôi phục và ổn định cuộc sống bình thường cho nhân dân cũng như việc học tập của học sinh.
e) Các Bộ, ngành hữu quan phối hợp với tỉnh thực hiện ngay Cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để giúp nhân dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống theo quy định tại Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
BTV (ST)
Ý kiến bạn đọc