Say nghề

18:50, 20/06/2017

BHG- Nghề báo lâu nay được coi là một trong những nghề nguy hiểm, bởi để truyền tải thông tin đến công chúng một cách trung thực, khách quan; phóng viên nhiều khi phải đối mặt với những hiểm nguy. Thời gian gần đây, liên tiếp những vụ đe dọa, hành hung, cản trở phóng viên tác nghiệp đã dấy lên nhiều lo ngại. Đặc biệt, các phóng viên trẻ mới vào nghề khi đối diện với những khó khăn ban đầu là thử thách khắc nghiệt về chất lượng tác phẩm cũng như sự đam mê với nghề. Vậy nên, để có thể theo đuổi nghề báo và hoàn thành nhiệm vụ của một nhà báo thì cần lắm hai chữ “say nghề”.

Phóng viên Báo Hà Giang Điện tử tác nghiệp tại cơ sở.
Phóng viên Báo Hà Giang Điện tử tác nghiệp tại cơ sở.

Với những người đã và đang làm trong nghề báo chắc hẳn không ít lần gặp khó khăn khi tác nghiệp tại cơ sở. Không giống như những nghề khác, dù không phải lao động chân tay nhưng cũng không thể ngồi một chỗ để viết bài phản ánh chân thực cuộc sống. Để có tác phẩm báo chí mang hơi thở cuộc sống, thông tin mang tính thời sự thì phóng viên phải đi đến tận nơi diễn ra sự việc để nắm bắt thông tin. Sẽ không có nhiều khó khăn khi đến những địa điểm gần, đường sá đi lại dễ dàng; nhưng sẽ thực sự vất vả nếu phải vượt qua chặng đường hàng trăm cây số đường đèo. Đối với địa hình như ở Hà Giang, phóng viên thậm chí phải lặn lội cả nửa ngày trời để đến trung tâm huyện; trời nắng cũng như trời mưa đều có vất vả riêng.

Còn nhớ những chuyến tác nghiệp nơi các huyện vùng cao vào ngày thời tiết khắc nghiệt, nếu không có đam mê chắc hẳn sẽ làm chùn bước chân của phóng viên mới vào nghề. Tiết trời mùa Đông vùng cao có khi chỉ từ 5 – 100C, đôi lúc ban đêm giảm xuống chỉ còn 1 – 20C cộng với trời mưa phùn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để có được tác phẩm có chất lượng, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, phóng viên phải đến được tận nơi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Ngày tôi đến thăm, viết bài phản ánh về những khó khăn nơi tuyến đầu của các chiến sỹ Tổ Biên phòng Mỏ Phàng, xã Thượng Phùng (Mèo Vạc) đúng vào thời điểm trời xuất hiện băng tuyết. Đêm ngủ mấy anh em chia nhau đắp đến ba chiếc chăn, bật đèn sưởi nhưng vẫn không thể ngon giấc vì quá lạnh; chậu nước hôm trước rửa tay, chân chỉ qua một đêm đã bị đóng băng; để có thể đánh răng buổi sáng, anh em lại hì hụi nhóm lửa đun nước. Vất vả là vậy, nhưng khi trải nghiệm qua hoàn cảnh đó, phóng viên mới phản ánh đầy đủ khó khăn của những chiến sỹ mang quân hàm xanh đang ngày đêm bảo vệ biên cương Tổ quốc. Sau khi “đứa con” tinh thần được Ban biên tập và độc giả ghi nhận, bản thân lại có thêm động lực để phấn đấu. Qua đó, tôi tự hiểu rằng đi càng khó thì viết càng dễ.

Chuyện đi lại một chặng đường dài đối với một phóng viên vùng cao chỉ là trở ngại ban đầu. Đi nhiều thành quen và với mỗi người, mỗi lần đi lại là một lần trải nghiệm. Có lần, mấy anh bạn tôi ở Hà Nội lên công tác mấy ngày đã tỏ ý khâm phục: “Có lên mới biết anh em đi làm vất vả như thế nào. Chỉ mấy ngày mà cả đoàn đã rã rời, trong khi phóng viên cơ sở cả năm, cả tháng đi lại. Thế mới thấy anh em say nghề như thế nào”. Quả đúng như vậy, chỉ có đam mê với nghề mới có thể giúp phóng viên vượt qua thử thách để mang đến cho công chúng những tác phẩm hay. Và chỉ có say nghề, những người cầm bút mới có đủ kiên nhẫn theo đuổi đề tài khó. Bởi ngoài việc phản ánh gương người tốt, việc tốt; những điển hình trong phát triển kinh tê,... thì việc phản ánh mặt trái của xã hội; điều chưa tốt ở cơ sở đôi khi không thể khai thác thông tin trong một sớm, một chiều. Để điều tra một vụ việc xấu thì việc thu thập thông tin gặp không ít khó khăn; tài liệu khó khai thác, bị từ chối phỏng vấn... Lúc đó, ngoài sự khôn khéo của phóng viên thì chỉ có ngọn lửa đam mê mới có thể giúp phóng viên không bị chùn bước trong hành trình đi tìm sự thật.

Nghề báo là nghề đi nhiều và phải đi mới có thể nắm bắt thông tin. Để cân đối, hài hòa giữa công việc và gia đình cũng là một câu chuyện được anh em đồng nghiệp hay sẻ chia. Có những vụ việc xảy ra vào giữa đêm, khi được lãnh đạo phòng phân công, phóng viên sẵn sàng xách ba-lô lên và đi. Ngoài những bài viết theo kế hoạch xuất bản, anh em phóng viên lặn lội, tìm tòi những đề tài hay để đầu tư công sức cho tác phẩm chất lượng; có những chuyến công tác dài ngày ở cơ sở. Đó còn chưa kể những phóng viên nữ trên vai gánh nặng gia đình nhưng vẫn lao động, sáng tạo miệt mài; hãy cùng sẻ chia để những người cầm bút giữ ngọn lửa “say nghề”!

KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hành trình đi và viết

BHG- Với người làm báo, để có được những bài viết hay, sâu sắc, ý nghĩa ngoài những kỹ năng làm báo còn phải có những chuyến đi thực tế, thu thập thông tin, tư liệu. Và với tôi – một phóng viên trẻ, mỗi chuyến đi mang theo những trải nghiệm khác nhau, những cung bậc cảm xúc khác nhau về mảnh đất, con người Hà Giang nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc.

20/06/2017
Những tác phẩm báo chí chất lượng từ gợi mở của lãnh đạo tỉnh

BHG- Những phóng viên làm báo Đảng (nhất là báo địa phương trực thuộc Đảng bộ các tỉnh, thành phố) đều không ít lần có vinh dự được tháp tùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh đi công tác ở cơ sở. 

20/06/2017
Hội thảo: Thúc đẩy, duy trì điều trị Methadone Trung-Việt năm 2017

BHG- Ngày 20.6, đoàn đại biểu của Sở Y tế Hà Giang do ông Đặng Văn Huynh, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã phối hợp với Cục Y tế huyện Malypho (Vân Nam - Trung Quốc) do bà Dương Phương, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu phòng chống phụ thuộc thuốc tỉnh Vân Nam làm Trưởng đoàn tổ chức Hội thảo: Thúc đẩy, duy trì điều trị Methadone Trung-Việt năm 2017. 

20/06/2017
Xử lý thông tin – khâu quan trọng trong công tác phóng viên

BHG - Em làm việc được cung cấp thông tin như thế! Em thấy bác Trưởng thôn cho biết thế! Thỉnh thoảng có bạn nói "cứng" trong Báo cáo nêu thế… đó là những câu "Ngụy biện" của không ít nhà báo trẻ lúc bị Biên tập viên chỉ ra những sai sót trong quá trình thẩm định lại thông tin khi biên tập tin, bài; cùng với việc tự mình thẩm định lại thì mới thấy thông tin nêu trong bài "dở ẹc" không hợp lý một chút nào. 

20/06/2017
Phương pháp chạy deadline hiệu quảTìm hiểu overthinking là gì