Nạn mua, bán người và những số phận may mắn

09:19, 08/06/2017

BHG - Tại Hội nghị Sơ kết chỉ đạo thực hiện chương trình phòng, chống mua, bán người (MBN) năm 2016, diễn ra tại Hà Giang ngày 12.4 vừa qua, đồng chí Trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết: Việt Nam được xác định là một địa bàn trọng điểm, nơi trung chuyển đi các nước khác của tội phạm MBN, phạm vi hoạt động và diễn ra trên 63 tỉnh, thành. Trung bình mỗi năm phát hiện khoảng 500 vụ, liên quan đến hơn 700 đối tượng, lừa bán trên 1.000 nạn nhân. Trong đó, Hà Giang là địa phương được Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ xét chọn là 1 trong 6 địa phương trọng điểm cả nước.

Chị Mua Thị Váng (đứng đầu bên phải), đang kể với mọi người về cuộc hành trình trở về của mình.
Chị Mua Thị Váng (đứng đầu bên phải), đang kể với mọi người về cuộc hành trình trở về của mình.

Hà Giang là tỉnh miền núi có đường biên giới dài 277,525 km với 1 Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, 3 cửa khẩu Quốc gia và 22 cửa khẩu tiểu ngạch, dân số trên 79 vạn người, trong đó nữ chiếm trên 49%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 87%. Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm MBN trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, hầu hết là các vụ án có yếu tố nước ngoài. Năm 2016, toàn tỉnh đã phát hiện 13 vụ, 24 đối tượng với 18 nạn nhân bị mua bán, nghi bị mua, bán. Các đối tượng phạm tội đã lợi dụng chính sách mở, thông thoáng trong thủ tục xuất, nhập cảnh, việc cấp hộ chiếu công dân và giấy thông hành qua biên giới thuận lợi... cùng hình thức tinh vi, lợi dụng những phụ nữ thiếu hiểu biết, hoàn cảnh khó khăn để dụ dô, lôi kéo. Cấu kết với người địa phương và các đối tượng bên Trung Quốc để lừa đưa người sang bên kia biên giới lấy chồng hoặc làm gái mại dâm... Bên cạnh đó, có nhiều vụ án người dân còn đưa con cháu hoặc người thân sang thăm thân để lấy chồng, lấy vợ...

  Đằng sau mỗi một vụ bắt cóc, buôn bán người là nỗi đau của người mẹ mất con, của những đứa trẻ thơ mất mẹ và của những người chồng mất vợ, những mất mát không gì có thể đánh đổi được. Và đó còn là cuộc sống khổ hạnh, lưu lạc nơi xứ người của những người bị hại, nhưng chỉ ít người may mắn được trở về nhà. Chị Mua Thị Váng, sinh năm 1988, trú tại xã Lùng Tám (Quản Bạ) là một trong số ít người đó với chuyến trở về ngoạn mục. Hai năm 6 tháng và câu chuyện lưu lạc nơi xứ người. Chị Váng kể lại câu chuyện của mình: “Vào khoảng tháng 12.2014, có người gọi điện rủ tôi ra bờ sông chơi, người con gái đưa viên kẹo bảo ăn, tôi không ăn thì ngay lập tức có một người đàn ông núp sau bụi cây lao ra ép ăn, sau đó tôi hôn mê và bị đưa đi, khi tỉnh dậy không thấy hai người kia nữa, mà đang ở trong một nhà có hai người đàn ông canh giữ. Từ đó, là những ngày mơ mơ tỉnh tỉnh nằm trên xe ô - tô, khi thì ở một vùng quê, khi lại ở nơi đô thị sầm uất và cứ thế tôi qua 4 lần đổi xe, đổi người cho đến lần cuối cùng bị Công an phía Trung Quốc bắt lại. Tôi bị giam lỏng tại đó hơn 2 năm, đến hết thời hạn, được thả tại mốc biên giới tỉnh Lạng Sơn, sau đó tôi men theo đường biên và gặp một tốp người làm nương nên tôi theo họ về. Người dân tại đây đã báo lên Công an Lạng Sơn và nhờ Hội Phụ nữ tỉnh tìm kiếm. Đến tháng 9.2016, tôi được đưa trở về với gia đình...”. Sau gần 3 năm lưu lạc, hãi hùng của chị thì khoảng khắc trở về là niềm vui vỡ òa của người chồng cùng với sự hân hoan của người dân xung quanh.

Đời sống kinh tế khó khăn, dân trí lạc hậu, trình độ hiểu biết còn hạn chế, đa số người bị hại đều sống giáp biên và đặc biệt là sự bất đồng về ngôn ngữ trong những năm qua đã trở thành rào cản và là kẽ hở để các đối tượng phạm tội thực hiện hành vi của mình. Đã có nhiều gia đình sau khi con gái bị bắt đi mới ngã ngửa ra thủ phạm chính là bạn bè, người thân, như em Vàng Thị Dính, sinh năm 1996, trú tại xã Đông Hà (Quản Bạ). Bằng hình thức lấy lòng, thường xuyên đưa đi chơi, xuống hộ nhà em gặt lúa... một người tên Huệ đã dễ dàng lừa em cùng 4 người bạn học cùng lớp bán sang biên giới. Sau khi bị bán cho một gia đình bên Trung Quốc, em đã học lỏm tiếng Hán qua tivi và viết ra nguyện vọng, địa chỉ nhà của mình. Nhờ đó Dính đã được Công an Nam Kinh (Trung Quốc) trao trả cho gia đình tại Hà Nội. Theo mẹ em Dính cho biết: “Trong số 4 người bị lừa đi, Dính và một người bạn nữa đã may mắn trở về. Bởi chưa từng gặp phải nên trước đây mất cảnh giác, nhưng kể từ đó mọi người trong thôn hễ cứ có người lạ đến là yêu cầu đến trình báo Công an xã...”.

Để tránh những hoàn cảnh như chị Váng và em Dính cần phải có sự vào cuộc hơn nữa của các cấp chính quyền, tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo bà con vùng sâu, vùng xa để họ nắm được những thủ đoạn và hậu quả nhằm đẩy lùi tình trạng MBN trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đuối nước - nỗi lo ngày Hè

BHG - Kỳ nghỉ Hè đã thực sự bắt đầu với sự háo hức, mong đợi của các em thiếu nhi. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích, nhất là tình trạng đuối nước với các em. Để con trẻ có một mùa Hè an toàn, bổ ích; rất cần sự quan tâm hơn nữa của gia đình, sự vào cuộc của các cấp, các ngành để tránh những tai nạn thương tâm xảy ra.

08/06/2017
Chương trình 135 hỗ trợ hiệu quả công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở Xín Mần

BHG - Từ năm 2011 đến năm 2016, Chương trình 135 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển KT-XH của huyện Xín Mần. Nhờ đó, đồng bào huyện Xín Mần đã từng bước vượt qua khó khăn vươn lên thoát nghèo, hướng tới phát triển bền vững.Tổng nguồn vốn 135 đầu tư tại Xín Mần giai đoạn từ năm 2011 đến 2016 là 270.448 triệu đồng. 

08/06/2017
Xã Tân Thành chung tay xóa nhà tạm cho hộ nghèo

BHG - Những năm qua, xã Tân Thành (Bắc Quang) đặc biệt quan tâm đến công tác chăm lo đời sống người nghèo. Trong đó, xã tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện chủ trương xóa nhà tạm (XNT), nhà dột nát cho các hộ nghèo, gia đình chính sách. Đây vừa là chủ trương của Đảng, Nhà nước, vừa là nguyện vọng cấp thiết của nhân dân, giúp người nghèo "an cư, lạc nghiệp", vươn lên từng bước ổn định cuộc sống.

08/06/2017
Báo Hà Giang giúp người dân xã Pải Lủng phát triển mô hình chăn nuôi lợn nái

BHG - Thực hiện chủ trương của tỉnh về việc giao các cơ quan phụ trách xã triển khai thực hiện mô hình phát triển kinh tế tại các đơn vị được phụ trách, Báo Hà Giang đã kêu gọi hỗ trợ từ Đoàn từ thiện Hà Nội để giúp đỡ người dân thôn Mã Pì Lèng, xã Pải Lủng (Mèo Vạc) xây dựng mô hình nuôi lợn nái sinh sản. 

08/06/2017
Cập nhật xsmb 60 ngày tra cứu thần số học free