Xâm hại tình dục trẻ em: Nhận diện nguyên nhân

06:55, 31/05/2017

BHG- Thời gian qua, trên cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em không chỉ khiến dư luận phẫn nộ, bức xúc mà các bậc phụ huynh cũng vô cùng lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em gia tăng đột biến và ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại, xã hội cần khỏa lấp những “kẽ hở” trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Trẻ em vùng cao thường phải chơi ở nhà khi không có sự giám sát của nười lớn nên nguy cơ bị XHTD cao. Trong ảnh: Trẻ em thôn Khuổi My, xã Phương Độ (TP Hà Giang) chơi đùa sau giờ học.
Trẻ em vùng cao thường phải chơi ở nhà khi không có sự giám sát của nười lớn nên nguy cơ bị XHTD cao. Trong ảnh: Trẻ em thôn Khuổi My, xã Phương Độ (TP Hà Giang) chơi đùa sau giờ học.

Thông tin từ Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh cho biết: Trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến hết tháng 3.2017, xảy ra 24 vụ XHTD trẻ em/27 đối tượng, với 24 trẻ em bị xâm hại; đặc biệt một số vụ việc xảy ra rất đau lòng như: Vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra tại xã Bằng Hành (Bắc Quang) do 4 đối tượng gây ra; vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra tại xã Ngàm Đăng Vài, Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) khi nạn nhân chỉ mới 4 – 5 tuổi.

Trẻ em bị XHTD trước hết do mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của mạng xã hội, sự du nhập văn hóa ngoại lai không có chọn lọc, sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận người trong xã hội. Bên cạnh đó, cha mẹ, người thân, người chăm sóc thiếu hiểu biết về tâm, sinh lý trẻ em, nhận thức không đầy đủ về các nguy cơ xâm hại trẻ em, thiếu quan tâm, chia sẻ về giới tính đối với trẻ em khiến các em thiếu kiến thức và kỹ năng phòng tránh XHTD. Nhiều phụ huynh cấm đoán trẻ, không cho con tiếp cận những vấn đề mà theo họ là “của người lớn” mà không phân tích, giải thích cho trẻ biết cái gì nên và không nên; không dạy cho trẻ biết những bộ phận nào trên cơ thể mà người khác không được phép động vào, kể cả người thân, khiến trẻ thiếu các kỹ năng phòng tránh, tự vệ và phản kháng để chống lại các hành vi lạm dụng. Nhiều bậc cha mẹ còn e ngại, thậm chí sợ ảnh hưởng đến danh dự nên không tố cáo hành vi bị XHTD đối với con mình. Công tác tuyên truyền về bảo vệ và chăm sóc trẻ em chưa hiệu quả dẫn đến nhận thức, trách nhiệm, năng lực bảo vệ, chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền và người chăm sóc trẻ em bị hạn chế; việc tiếp nhận thông tin, tố giác tội phạm gặp nhiều khó khăn, có những trường hợp cả nạn nhân và gia đình từ chối hợp tác với cơ quan chức năng; khả năng nhận thức nguy cơ và kỹ năng phòng vệ của trẻ em thiếu. Thực tế, một số trường học trên địa bàn tỉnh đã đưa việc giáo dục giới tính và trang bị kỹ năng bảo vệ mình trước nguy cơ bị XHTD vào trong các buổi giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh, góp phần khỏa lấp “lỗ hổng” kiến thức về giới tính và trang bị kỹ năng phòng tránh cho các em. Tuy nhiên, số học sinh được trang bị kỹ năng trong lĩnh vự này còn hạn chế bởi phần lớn các em học sinh sinh sống ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn cả về cơ sở vật chất, điều kiện sống và thông tin; nhất là vào thời gian nghỉ hè, khi các em học sinh không ở nội trú và không có sự quản lý của nhà trường, trong khi bố mẹ, người thân bận làm nương, các em thường chơi ở nhà một mình, hay đi lại ở những quãng đường vắng nên nguy cơ các em bị XHTD là rất cao. Điều đáng nói, nhiều vụ XHTD xảy ra mà đối tượng phạm tội là thầy giáo, là người thân quen, ruột thịt với nạn nhân vì vậy việc phòng tránh càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chủ quan khiến trẻ có nguy cơ bị XHTD đến từ các em do vô ý tạo nên sự hớ hênh trong ăn mặc, đi đứng; sự tò mò muốn khám phá những điều mới lạ khi không được trang bị đầy đủ kiến thức.

Những vụ trẻ em bị XHTD đều để lại hậu quả rất nặng nề. Người bị hại không chỉ bị tổn thương về thể chất mà còn bị chấn động cả về tâm lý và khó hòa nhập lại với cộng đồng, nhiều trường hợp các em đã tìm đến cái chết để giải quyết bế tắc. Để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD, ngoài việc giải quyết vấn đề từ các nguyên nhân trên, cần trách nhiệm của toàn xã hội.

AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khánh thành Lớp học điểm trường Na Quang xã biên giới Bát Đại Sơn (Quản Bạ)

BHG - Sáng 26.5, tại thôn Na Quang, xã Bát Đại Sơn, Báo Dân Trí - Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với  UBND huyện Quản Bạ, Hội Khuyến học tỉnh, tổ chức Lễ cắt băng khánh thành nhà lớp học điểm Trường  phổ thông bán trú Tiểu học Bát Đại Sơn. 

30/05/2017
Lễ khánh thành điểm trường Sủng Sảng, xã Sủng Cháng

BHG - Vừa qua, UBND xã Sủng Cháng, huyện Yên Minh và nhóm Thiện Tâm Hà Nội đã tổ chức Lễ khánh thành điểm trường Mầm non thôn Sủng Sảng. Tới dự có đại diện Phòng GD&ĐT huyện, chính quyền địa phương, nhân dân trong thôn và thành viên nhóm.

30/05/2017
Cháy nhà tại thôn Nà Pù, xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc

BHG- Vào khoảng 12 giờ, ngày 29.5, tại thôn Nà Pù, xã Niêm Tòng (Mèo Vạc), xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng khiến hai ngôi nhà của bà Vừ Thị Mỷ và anh Giàng Mí Sà bị thiêu rụi hoàn toàn.

30/05/2017
2 cá thể động vật hoang dã được thả về rừng tự nhiên

BHG – Chiều 29.5, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiến hành thả 2 cá thể động vật hoang dã - Cầy vòi mốc về rừng tự nhiên thuộc khu rừng đặc dụng Phong Quang.

30/05/2017