Thành công bước đầu trong công tác xoá bỏ nạn tảo hôn ở xã Sảng Tủng

09:23, 20/05/2017

BHG - Tảo hôn là trường hợp lấy vợ, lấy chồng khi một bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Nhiều năm qua, nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết đang là vấn để day dứt tại nhiều thôn, bản vùng cao. Và đó cũng chính là nguyên nhân sinh ra khó khăn, đói nghèo, bệnh tật, chất lượng cuộc sống thấp.

Dai dẳng hủ tục vùng cao:

Cách thị trấn Đồng Văn khoảng 30km, con đường đi vào xã Sảng Tủng (Đồng Văn) lượn quanh sườn núi, ẩn hiện sau lớp sương mù của vùng Cao nguyên đá, một bức tranh thiên nhiên khá yên bình. Thế nhưng, không khó gì bắt gặp gương mặt đầy cam chịu, ánh mắt đượm buồn của những bà mẹ trẻ với đứa con địu trên lưng đôi mắt trong veo. Sinh ra và lớn lên trên nương trên rẫy, quanh quẩn với đói nghèo, những đứa trẻ ở đây cũng ít được đến trường học chữ. Chỉ mong có người đỡ đần công việc đồng áng nên bố mẹ các em sớm cho con nghỉ học và kết hôn ở cái tuổi “ăn chưa đủ no, nghĩ chưa đủ tới”. Thế là một gia đình “con” xuất hiện với bao băn khoăn, trăn trở về sức khoẻ, cơm áo, gạo tiền,... Bên cạnh đó, với đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Mông, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tục “bắt vợ”. Chính vì thế, rất nhiều em gái khi mới chớm 15, 16 đã vô tình bị “bắt” về cúng ma rồi làm vợ. “Bức tranh” ám ảnh nhất ở mỗi phiên chợ vùng cao là cảnh những bà mẹ trẻ địu con trên lưng. Ở tuổi ấy, các em đáng ra phải được đến trường, được vui đùa cùng bạn thì lại oằn mình ghánh vác nỗi lo toan gia đình. Bản thân các bố, các mẹ ở đây cũng rất thiếu hiểu biết về pháp luật do sự giao lưu với bên ngoài hầu như không có. Vì vậy, đằng sau nạn tảo hôn chính là sự hiện diện của những hủ tục, của sự thiếu hiểu biết đeo bám dai dẳng suốt nhiều thế hệ.

Cán bộ Dân số và lãnh đạo xã Sảng Tủng đến vận động từng gia đình về vấn nạn tảo hôn.
Cán bộ Dân số và lãnh đạo xã Sảng Tủng đến vận động từng gia đình về vấn nạn tảo hôn.

Kiên quyết đẩy lùi nạn tảo hôn:

Những hậu quả mà tảo hôn để lại khiến chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy. Về sức khoẻ: Trẻ em dưới 18 tuổi chưa có sự phát triển toàn diện để sẵn sàng làm mẹ, những đứa trẻ sinh ra cũng nhẹ cân, có nguy cơ mắc các bệnh cao hơn. Khi kết hôn sớm, các em sẽ không có cơ hội được giáo dục ở môi trường trường học để phát triển về thể chất, tư duy. Tảo hôn còn làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo cho các vùng vốn đã lạc hậu và kém phát triển. Đặc biệt, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, sự phát triển của xã hội.

Nhận thấy rõ những hệ luỵ nghiêm trọng của việc tảo hôn, cán bộ xã Sảng Tủng đã xây dựng những Kế hoạch cụ thể hạn chế và ngăn chặn. Được biết, ngay từ đầu năm, UBND xã đã xây dựng Kế hoạch, ban hành và chỉ đạo các cán bộ phụ trách đi tuyên truyền, vận động và tiến hành ký cam kết đối với các hộ tại 15 thôn, bản. Lồng ghép tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình tại các buổi họp thôn và cho học sinh tại các trường Trung học. Đối với các trường hợp có tư tưởng tảo hôn, cán bộ xã trực tiếp xuống làm việc và kiên quyết xử lý nếu không thực hiện theo quy định. Đã có 2 hộ phải chịu xử phạt theo pháp luật do cố ý để con kết hôn khi chưa đủ tuổi...

Anh Hoàng Minh Đức, Bí thư Đảng uỷ xã, cho biết: “Sau Tết âm lịch là thời điểm xảy ra nhiều trường hợp có tư tưởng tảo hôn nhất, bởi đây là thời điểm diễn ra tục lệ “bắt vợ” của đồng bào dân tộc Mông. Thậm chí đã có một vài trường hợp từ xã Mậu Duệ (Yên Minh) sang xã Sảng Tủng “bắt vợ”. Rất may chúng tôi kịp thời phát hiện nên đã cùng với UBND xã bạn phối hợp vận động đưa em trở lại gia đình và tiếp tục đi học.” Theo báo cáo cho thấy, chỉ tính từ đầu năm 2017, đã có 11 trường hợp có nguy cơ tảo hôn, tiêu biểu tại một số thôn như Tả Lủng A 5 trường hợp. Trường hợp của Sùng Mí Chắc, sinh năm 2000 nhưng đã sang xã Vần Chải để tìm “bắt vợ”. Như em Giàng Thị Mỷ mới chỉ 14 tuổi cũng bị “bắt” về xã Sính Lủng. Cũng có những trường hợp xuất phát từ tình cảm thật sự của hai bên, tuy nhiên đều chưa đến tuổi kết hôn nên đã được vận động hoãn hôn. Nhờ sự vào cuộc kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp có tư tưởng tảo hôn nên cho đến thời điểm hiện tại, xã chưa có thêm trường hợp nào. Cũng theo anh Đức, hiện nay, tại một số xã còn chưa kiên quyết trong xử lý các trường hợp vi phạm do “cả nể”. Một số khi phát hiện ra sự việc lại phớt lờ hoặc quá dễ dãi với người vi phạm tạo nên tâm lý xem nhẹ pháp luật trong một bộ phận người dân. Chính vì thế, việc xử lý nghiêm minh, răn đe làm gương là một việc làm hết sức cần thiết trong công cuộc xoá bỏ nạn tảo hôn.Tảo hôn là hủ tục, thậm chí có thể coi là một tệ nạn xã hội đang ngăn cản sự phát triển toàn diện trong quá trình xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hoá tiên tiến. Vì thế, chung tay đấu tranh bài trừ hủ tục này là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của toàn xã hội.

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Tháng công nhân" - hành động vì người lao động

BHG - Năm 2012, thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức "Tháng công nhân" và lấy tháng 5 hằng năm là Tháng công nhân; các cấp Công đoàn trong cả nước đã phát động và tổ chức thực hiện có hiệu quả. 5 năm qua (2012-2017), các hoạt động trong "Tháng công nhân" đã dấy lên mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa rộng, ghi dấu ấn đậm nét về chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thể hiện qua rất nhiều hoạt động thiết thực.

20/05/2017
Đẩy mạnh công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

BHG - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới (BĐG) được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy BĐG; vị thế của người phụ nữ trong xã hội cũng như trong gia đình đã và đang được nâng cao.

20/05/2017
Liên quan đến Công viên cây xanh Thanh Bình, "Thẻ vàng" với HTX Quang Minh

BHG - Trước thực tế Công viên cây xanh (CVCX) Thanh Bình (thị trấn Việt Quang – Bắc Quang) chưa phát huy công năng sử dụng (như Báo Hà Giang đã thông tin ở bài viết "Công viên" cây xanh Thanh Bình: Bao giờ thành... công viên (!?)); cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang đã có "thẻ vàng" cảnh báo Hợp tác xã (HTX) Quang Minh trước khi thu hồi chủ trương hợp tác đầu tư giữa HTX Quang Minh và Trung tâm Dịch vụ công cộng Môi trường và Cấp thoát nước (DVCCMT&CTN) huyện Bắc Quang trong việc quản lý, khai thác CVCX Thanh Bình.

20/05/2017
Mèo Vạc: Tháo dỡ xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định

BHG - Để làm tốt công tác quản lý phương tiện cơ giới đường bộ, Công an huyện Mèo Vạc xây dựng kế hoạch về tăng cường rà soát, thống kê phương tiện ô tô trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý các phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định.

19/05/2017