Tổ hợp tác may mặc tạo việc làm thêm cho lao động nữ ở Sảng Tủng

10:25, 26/11/2016

BHG - Cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 20 km, Sảng Tủng (Đồng Văn) là xã có kinh tế khá phát triển. Tuy nhiên, ngoài những thu nhập từ làm nương rẫy; hầu hết các gia đình không có thêm thu nhập nào khác. Chính vì thế, các Tổ hợp tác (THT) nhỏ và vừa ra đời nhằm tạo ra công việc, TĂNG thu nhập cho chị, em NHỮNG ngày nông NHÀN; tiêu biểu trong đó là THT may mặc Minh Khoa tại thôn Tả Lủng B.

Thôn Tả Lủng B có 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc thành lập THT may mặc – chuyên may y phục như váy, khăn cho đồng bào Mông. Nghề may mặc cũng là nghề có truyền thống lâu đời trong thôn nhưng chủ yếu hoạt động riêng lẻ, chưa đi vào quy củ. Tháng 1.2015, THT thành lập với 10 tổ viên.  Khi tham gia vào THT, tổ viên sẽ được hỗ trợ 1 máy may tại nhà và 5 triệu đồng tiền mặt để mua vải.

Chị Vừ Thị Máy (bên ngoài) chia sẻ về công việc may mặc.
Chị Vừ Thị Máy (bên ngoài) chia sẻ về công việc may mặc.

Những ngày mới bắt đầu đi vào hoạt động, điều kiện còn hết sức khó khăn; nguồn vốn, nguồn vải may đều khan hiếm. Tuy nhiên, nhờ sự khéo léo và chăm chỉ, nên các sản phẩm chị, em làm ra bán đều được giá và được ưa chuộng tại các chợ phiên, thậm chí cả các huyện lân cận; mỗi tổ viên đều có thêm nguồn thu nhập khá để trang trải cuộc sống. Đến nay, nhận thấy rõ được hiệu quả của THT, nhiều chị em cũng xin tham gia, nâng tổng số lên 25 tổ viên; trong đó, nhiều tổ viên có kinh nghiệm còn tự mua thêm máy may, thuê thêm nhân nhân công đến làm việc.

Chị Vừ Thị Máy, là tổ viên có kinh nghiệm nhất Tổ may Minh Khoa. Chị cho biết: “Đến nay, chị làm nghề may đã được 5 năm, trước khi thành lập Tổ may mặc chị cũng đã làm may rồi, tận dụng những ngày nhàn rỗi. Năm vừa rồi, khi thành lập THT, chị cùng tham gia để giúp đỡ được nhiều chị em mới.” Hiện, gia đình chị Máy đã có 4 máy may, ngoài chị ra, chị thuê thêm 3 thợ. Theo tìm hiểu, mỗi tháng, mỗi chị em có thể thu nhập thêm từ  4-5 triệu đồng và vẫn có thể làm các công việc gia đình, chăn nuôi thêm bò, lợn.

Nghề may trang phục ở thôn Tả Lủng B chủ yếu là tự may tự bán. Sản phẩm được bày bán tại các chợ phiên vùng cao, gia đình có điều kiện đi lại có thể mang sang chợ phiên của các huyện lân cận như Yên Minh, hay chợ trung tâm thị trấn. Mỗi phiên chợ bán được từ 30-40 sản phẩm váy, áo,... Trung bình, mỗi sản phẩm riêng lẻ bán ra có giá dao động từ  80 – 100.000 đồng. Đến thời điểm hiện tại, mỗi tổ viên đều có ít nhất 2 máy may, tuỳ theo nhu cầu phát triển của tổ viên. Không chỉ tạo ra thu nhập cho các tổ viên mà THT còn có thể tạo thêm công việc cho nhiều chị em chưa có điều kiện mua máy may tại nhà. Được biết, những chị em chưa có máy được các tổ viên thuê đến may có thể được trả từ 1,5- 2,5 triệu đồng tuỳ vào khả năng làm việc. Tại đây, các tổ viên cũ đều tạo điều kiện cho tổ viên mới như dạy cách may, tư vấn nguồn vải, và các mối khách hàng,... vì thế quy mô của THT đang ngày càng được mở rộng.

Trao đổi với phóng viên, chị Vàn Thị Khen, Tổ trưởng tổ may mặc Minh Khoa cho biết: “Mục đích chính của THT là tạo thêm công việc cho chị em trong thôn những ngày nông nhàn và giúp tăng thêm thu nhập. Nhiều chị em đã cải thiện được đời sống gia đình khấm khá hơn rất nhiều. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của chúng tôi khá ổn, nên tiêu thụ được hết các sản phẩm. Tuy nhiên, mong mỏi chung của chị em trong tổ là có thể xây dựng được một gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng.” Hi vọng, một ngày không xa, với những hỗ trợ, giúp đỡ từ các nguồn vốn của chính quyền địa phương sẽ giúp THT may mặc Minh Khoa phát triển hơn, tạo thêm nhiều việc làm cho chị em trong thôn.                                 

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quang Bình quan tâm đào tạo nghề lưu động cho khu vực nông thôn

BHG - Những năm gần đây, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quang Bình luôn được quan tâm, chú trọng. Việc mở rộng hình thức dạy nghề di động và đào tạo các ngành nghề theo sát nhu cầu thực tế không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà còn tạo việc làm phù hợp cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển KT – XH của địa phương.

26/11/2016
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm

BHG - Việc làm là yếu tố quyết định đến cuộc sống của mỗi con người trong độ tuổi lao động. Nếu không giải quyết tốt việc làm cho người lao động sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Vì vậy, trong những năm qua việc dạy nghề, đào tạo nghề luôn được tỉnh ta chú trọng quan tâm, cùng với sự nỗ lực của các cấp, ban, ngành, các địa phương nên công tác giải quyết việc làm cho người lao động đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

26/11/2016
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám đinh tư pháp".

BHG - Chiều 25.11, Ban chỉ đạo Đề án 258 tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp". Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Trần Đức Quý, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan của tỉnh.

26/11/2016
Tuyển chọn ứng viên nữ tham gia chương trình Thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản

BHG - Ngày 25.11, Sở Lao động – TB&XH đã có thông báo của Trung tâm Lao động nước ngoài (Bộ Lao động – TB&XH) về  kế hoạch tuyển chọn ứng viên nữ trong độ tuổi từ 20-30 đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, nội dung thông báo tuyển chọn như sau:

25/11/2016
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.