Mèo Vạc bớt nỗi lo "mùa khát"

08:22, 13/04/2016

BHG- Mặc dù đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô nhưng Mèo Vạc đã thực hiện nhiều giải pháp chủ động nên tình trạng thiếu nước trầm trọng như những năm về trước không còn xảy ra. Bên cạnh sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng các “hồ treo”, huyện đã lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ các gia đình xây bể nước và tận dụng triệt để các nguồn nước nên dù đã nhiều ngày không mưa, địa phương vẫn chưa phải lo nhiều đến chuyện đối phó với “cơn khát”.

Người dân xã Pải Lủng chủ động lấy nước từ “hồ treo”.
Người dân xã Pải Lủng chủ động lấy nước từ “hồ treo”.

Nếu như những năm trước, vào thời điểm cuối tháng Ba, khi mùa khô trên vùng Cao nguyên đá bước vào thời kỳ cao điểm, Mèo Vạc luôn là một trong những huyện thiếu nước sinh hoạt và sản xuất một cách nghiêm trọng. Có thời gian tình trạng khan hiếm nước đã đẩy miền đá rơi vào cơn “đại khát”, khiến cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn. Thậm chí, chỉ trong vòng một tháng, địa phương đã phải chi số tiền hàng trăm triệu đồng hỗ trợ các đơn vị trường học trên địa bàn mua nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của học sinh. Chỉ tính riêng năm 2015, ở Mèo Vạc có hàng nghìn gia đình thiếu nước. Nhiều hộ đã chi phí hàng chục triệu đồng tiền mua nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Trên cơ sở nhu cầu thực tế, nhiều thương nhân đã vận chuyển, bán nước cho các cơ quan, đơn vị và người dân, giá trung bình từ 50 – 200 nghìn đồng/m3 . Có những gia đình khó khăn, việc mua nước chẳng khác nào mua... vàng. Anh Hầu Chúa Giàng, thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi tâm sự: “Mấy năm trước khổ lắm, nước không có ăn, mà muốn đi lấy nước cũng phải mất cả ngày đường, về cũng chỉ đủ dùng nấu ăn và cho con bò uống. Năm nay đỡ lo hơn, mấy tháng rồi mà vẫn chưa thiếu nước”.

Theo tìm hiểu, do đặc thù khí hậu nên mỗi năm mùa khô ở Mèo Vạc kéo dài khoảng 6 tháng (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) nhưng bước vào mùa khô chỉ khoảng hơn một tháng, các “hồ treo” đã cơ bản cạn nước. Nguyên nhân được xác định do lượng người dùng lớn, trong khi dung tích các “hồ treo” nhỏ, khả năng trữ nước trên núi đá kém. Trên thực tế, “hồ treo” vẫn là giải pháp hiệu quả nhất giúp người dân bớt “khát” trong mùa khô. Trên cơ sở đó, năm 2015, huyện Mèo Vạc đã lồng ghép các nguồn vốn xây dựng thêm 2 “hồ treo” ở thị trấn Mèo Vạc và xã Sủng Máng với kinh phí trên 20 tỷ đồng. Hiện nay, 2 hồ này đã hoàn thành, đưa tổng số “hồ treo” toàn huyện lên 20 hồ, giải quyết nhu cầu về nước cho hàng chục nghìn đồng bào.

Bà con nhân dân xã Pải Lủng sử dụng nguồn nước “hồ treo” phục vụ sinh hoạt.
Bà con nhân dân xã Pải Lủng sử dụng nguồn nước “hồ treo” phục vụ sinh hoạt.


Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, mặc dù xác định mùa khô có thể kéo dài hơn so với các năm trước nhưng với việc sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý, đầu tư đúng mức nhằm đảm bảo nhu cầu về nước cho người dân đang là cơ sở để Mèo Vạc tin tưởng sẽ bớt đi nỗi lo mỗi khi “mùa khát” về.  Bài, ảnh: KIM TIẾNĐồng chí Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: “Ở một số xã vùng sâu, vùng xa vẫn có nhiều thôn thiếu nước. Riêng đối với thị trấn Mèo Vạc là trung tâm huyện, tập trung đông dân cư, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp chủ động từ trước mùa khô. Trong đó, chú trọng vào việc sửa chữa đường ống dẫn nước; sử dụng nước tiết kiệm”. Để hạn chế tình trạng thất thoát nước, UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo Trung tâm cấp, thoát nước rà soát các đường ống dẫn, nhất là từ khu vực đầu nguồn Sán Tớ về thị trấn; cho thay thế ở những chỗ bị rò rỉ, bởi thời gian trước, hệ thống đường ống bị vỡ hoặc bị người dân đục thủng để dẫn nước về nhà. Đồng thời, rà soát các mạch nước đầu nguồn để đưa về khu vực thị trấn. Đặc biệt, kiện toàn, phát huy vai trò của BQL “hồ treo” ở các xã; huyện hỗ trợ kinh phí để xây dựng các hạng mục chặn nguồn nước bẩn chảy xuống “hồ treo”. Về lâu dài, huyện đang nỗ lực kêu gọi các tổ chức phi Chính phủ, nguồn kinh phí từ nước ngoài, các doanh nghiệp hỗ trợ để nối nguồn nước từ thôn Phố Mỳ, xã Tả Lủng về thị trấn. Ngoài ra, huyện tích cực hỗ trợ nhân dân xây bể nước, lồng ghép theo chương trình xây dựng NTM để bà con chủ động tích trữ nước trong mùa mưa. Mới đây, huyện đã hỗ trợ thôn Tù Sán, xã Sơn Vĩ 20 tấn xi-măng, máy xay bột đá để nhân dân xây bể nước. Thực sự vui mừng khi 23 hộ dân nơi đây không còn lo “khát” khi mùa khô về.

KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khó khăn trong công tác tập hợp đoàn viên, thanh niên ở Đồng Văn

BHG- Tập hợp đoàn viên thanh niên (ĐVTN) là yếu tố then chốt trong công tác xây dựng tổ chức Đoàn. Nhiều năm nay, vấn đề này luôn là "Bài toán khó" đặt ra đối với cấp ủy, chính quyền và tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, ở nhiều nơi, hiện tượng thanh niên sử dụng rượu, bia; hay chơi game online đang là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trực tiếp tới tập hợp ĐVTN. Nhưng ở huyện Đồng Văn công tác tập hợp ĐVTN lại gặp những khó khăn riêng biệt.

30/03/2016
Trao tặng nhà Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới

BHG- Ngày 27.3, tại thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ (Quản Bạ) Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tổ chức trao tặng nhà "Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới" cho gia đình Thượng úy Nguyễn Trung Kiên, Đội trưởng đội Phòng chống ma túy và tội phạm (Đồn Biên phòng Tùng Vài). 

29/03/2016
Đoàn xã Thanh Thủy chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt

BHG- Xác định chi đoàn (CĐ) là nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương công tác của Đoàn, là cầu nối giữa thanh niên (TN) với tổ chức Đoàn, thời gian qua Đoàn xã Thanh Thủy (Vị Xuyên) luôn chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt ở các CĐ nhằm xây dựng CĐ trở thành mái nhà chung với mục tiêu đoàn kết, tập hợp, giáo dục và rèn luyện đoàn viên (ĐV) TN.

29/03/2016
Phụ nữ Công an tỉnh khẳng định vị trí, vai trò trong mọi lĩnh vực công tác, chiến đấu

BHG- Với tổng số 473 viên hội đang sinh hoạt tại 27 Hội Phụ nữ (PN) cơ sở các đơn vị phòng và 11 Hội PN Công an các huyện, thành phố, chiếm trên 18% trong tổng số cán bộ chiến sỹ (CBCS) toàn lực lượng Công an tỉnh; những năm qua, công tác Hội và phong trào PN Công an tỉnh đã từng bước trưởng thành, đóng góp tích cực trong các mặt công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng.

29/03/2016