Người dân 3 thôn: Tân Bình, Tân Tiến, Tân Bang, xã Tân Trịnh (Quang Bình) "đánh đu" tính mạng trên những chiếc cầu tạm qua sông, suối
BHG- Thôn Tân Bình có 69 hộ, 234 nhân khẩu, là nơi sinh sống của 4 dân tộc: Tày, Nùng, Cao Lan và dân tộc Kinh, họ sống cách biệt bên “ốc đảo” qua con suối Thủy rộng gần 30m; thôn Tân Tiến có 54 hộ, trên 200 nhân khẩu sống bên kia sông Chừng, sông Bạc, lòng sông giữa 2 bờ rộng khoảng 160m; thôn Tân Bang có gần 170 hộ dân, trên 40 học sinh các bậc học phải qua sông hàng ngày trên chiếc cầu tạm dài 170m. Cả 3 thôn trên đều nằm trên địa bàn xã Tân Trịnh của huyện Quang Bình.
Mưu sinh qua cầu tạm bắc ngang sông Chừng sang thôn Tân Tiến. |
Những thời điểm mùa mưa lũ, đồng bào của 3 thôn trên đều phải đi đò, đi thuyền sang sông, suối. Mọi hoạt động mua bán, trao đổi kinh tế, giao lưu, học hành của con em họ đều phải dựa vào những con đò, mái chèo để mưu sinh, kiếm sống và sinh hoạt. Vào mùa khô, đồng bào 2 thôn này đã làm những cây cầu tạm bằng tre, gỗ bắc qua suối, qua sông để tiện đường đi lại làm ăn và giúp cho con cháu học hành. Trời nắng ráo đã đành, còn trời mưa trơn trượt sẽ ra sao?
Tuy nhiên theo quan sát, những cây cầu tạm dài hàng trăm mét bắc qua sông, suối này đang trở thành mối họa khó lường đối với những người đi trên đó. Hình ảnh qua sông, suối bằng cầu tạm không khác nào người dân nơi đây đang “đánh đu” tính mạng của họ, con em mình. Rất cần một giải pháp hữu hiệu giúp người dân nơi đây.
Cô, trò dắt nhau từ thôn Tân Bang qua cầu tạm bắc ngang sông Chừng dài 170m mỗi lần đến lớp học bên thôn Ngòi Han, xã Tân Trịnh. |
Cầu tạm bắc ngang sông Chừng sang thôn Tân Tiến. |
Các cháu học sinh THCS thôn Tân Bình đi qua cầu khỉ, bắc ngang suối Thủy chảy ra sông Chừng. |
Nguy hiểm rình rập khi các em nhỏ thôn Tân Bang tự dắt nhau qua cầu tạm bắc ngang sông Chừng đi sang thôn Ngòi Han, xã Tân Trịnh. |
Phóng sự ảnh: Nguyễn Hùng
Ý kiến bạn đọc