Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo

Tạm dừng sản xuất để xử lý nước thảI, bảo vệ môi trường

17:14, 20/10/2008

HGĐT- Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, hiện nay trên địa bàn tỉnh ta, tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) gây ô nhiễm môi trường từ nguồn khí thải, nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường như đã cam kết trong quá trình thực thi dự án vẫn diễn ra thường xuyên và có chiều hướng gia tăng, nhất là các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản và các nhà máy sản xuất, chế biến bột giấy...


Trước thực trạng trên, phóng viên Báo Hà Giang đã đến tìm hiểu thực tế vấn đề này tại Công ty Lâm trường Vĩnh Hảo và có buổi làm việc với Giám đốc Công ty. Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo là một doanh nghiệp Nhà nước, đóng trên địa bàn 5 xã của huyện Bắc Quang, trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-con. Công ty có chức năng, nhiệm vụ quản lý gần 5.000 ha rừng và đất rừng, với 6 đội sản xuất, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển, cung cấp nguyên liệu giấy cho nhà máy Giấy Bãi Bằng và chế biến nông, lâm sản. Hiện tại Công ty có 2 xưởng sản xuất bột giấy, một xưởng chế biến nan đũa, một xưởng ván bóc. Trong 8 tháng vừa qua, tính từ khi 2 xưởng sản xuất bột giấy đi vào hoạt động, Công ty được giao kế hoạch sản xuất năm 2008, chế biến 700 tấn bột giấy để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Giấy Bãi Bằng, đến nay, Công ty đã sản xuất được 427 tấn. Tuy xưởng sản xuất hoạt động thường không đủ nguyên liệu và chỉ đảm bảo 1/4 công suất máy (công suất máy là 1.400 tấn/năm) do chịu ảnh hưởng từ khu công nghiệp Nam Quang đi vào hoạt động, nên xưởng sản xuất bột giấy hoạt động trên cơ sở chủ yếu là tận thu, tận dụng các cành ngọn từ cây bồ đề, mỡ và từ các lô rừng phát để chuẩn bị khai thác và một phần cây luồng từ rừng tu bổ chăm sóc của Công ty… Song trong thời gian qua, cũng đã có hàng ngàn mét khối nước thải không qua xử lý được chảy thẳng ra suối, đi qua khu vực có đông dân cư sinh sống.

    
Nước thải của xưởng sản xuất bột giấy chưa qua xử lý trước khi tạm dừng sản xuất


Về vấn đề này, ông Nguyễn Thái Oánh, Giám đốc Công ty, cho biết: Trong thời gian qua, Công ty cũng đã phối hợp với nhiều đơn vị để thực hiện thiết kế hệ thống xử lý nước thải, đồng thời đã cơ bản xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, song mới chỉ dừng lại ở mức bể lắng lọc, chưa có hệ thống xử lý bằng phương pháp hóa - sinh nên không thể bảo vệ được môi trường xung quanh. Tuy nhiên nguồn nước hiện tại do xưởng sản xuất bột giấy đang thải trực tiếp ra dòng suối chảy qua một số khu vực dân cư trên địa bàn lại được Giám đốc Công ty khẳng định là không hề gây ảnh hưởng, vì lý do dòng suối thấp hơn những thửa ruộng, nên nhân dân không sử dụng vào chăn nuôi, trồng trọt hay sinh hoạt, chỉ có người dân trong khu vực đi qua lại và cũng đã được Công ty hỗ trợ để làm cầu đi qua, còn nước thải thì theo dòng suối chảy thẳng ra sông lô nên không gây ảnh hưởng gì đến người dân trong vùng! Giám đốc Công ty còn cho biết thêm: Việc nướcthải của các xưởng sản xuất bột giấy của Công ty không qua xử lý trong một thời gian khá dài vừa qua, cũng đã được các ngành chức năng nắm rõ, đồng thời đều có ý kiến chỉ đạo khắc phục thông qua mỗi đợt kiểm tra và Hội nghị tư vấn, song Công ty vẫn chưa thể thực hiện lắp đặt thiết bị xử lý bằng phương pháp hóa - sinh do còn chờ đợi Quyết định của UBND tỉnh Hà Giang về việc Công ty có được hỗ trợ kinh phí đầu tư hay không, đồng thời, trong thời gian qua do mới đi vào hoạt động, xưởng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn mặc dù dự án có phần thiết kế hệ thống xử lý nước thải song do “lực bất tòng tâm”, Công ty không có đủ kinh phí nên không thể thực hiện được hợp đồng mua bán thiết bị xử lý…


Tuy nhiên, trước thực trạng gây ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải không qua xử lý trong một thời gian khá dài vừa qua cũng đã được chấm dứt. Ngày 10.10 vừa qua, Sở Tài nguyên-Môi trường đã công bố Quyết định của UBND tỉnh tạm đình chỉ việc sản xuất ở xưởng sản xuất, chế biến bột giấy của Công ty để thực hiện việc xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định của Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam đã được Công ty nghiêm chỉnh chấp hành, Giám đốc Công ty cho biết thêm.


Được biết trong nửa cuối tháng 10, do việc Công ty sẽ tạm dừng sản xuất mặc dù mức độ thiệt hại về doanh thu do ngừng sản xuất gây ra ước tính khoảng 200 triệu đồng. Song Giám đốc Công ty đã tỏ rõ quyết tâm và khẳng định: Trong vòng hết tháng 10, thiết bị xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn sẽ được lắp đặt hoàn thiện bởi mọi hệ thống như bể, đường ống... đã cơ bản được xây dựng. Theo tính toán, ngoài hệ thống bể, đường ống dẫn nước thải có sẵn, Công ty sẽ còn phải bỏ ra khoảng 800 triệu đồng để lắp đặt toàn bộ hệ thống. Đây là khoản kinh phí không hề nhỏ đối với Công ty trong giai đoạn hiện nay. Và trong thời gian này, số công nhân đang làm việc tại khu xưởng sản xuất bột giấy sẽ được tạm thời bố trí sắp xếp lại công việc ở các bộ phận khác, nhằm đảm bảo ngày công và đảm bảo thu nhập ổn định.


Trước thực trạng trên cho thấy, mặc dù muộn, song Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo cũng đã phải tạm dừng sản xuất để chấp hành pháp luật về BVMT. Đây có thểcoi là động thái tích cực của Công ty trong việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật Bảo vệ Môi trường và quyết định của UBND tỉnh.


Có thể nói, trong thời gian qua, cùng với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, nhiều khu công nghiệp, nhà máy khai thác, sản xuất, chế biến đã ra đời, cuốn theo tình trạng các doanh nghiệp, vi phạm Luật BVMT, gây ô nhiễm môi trường dù vẫn biết phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Vì vậy trong thời gian tới, rất mong các ngành chức năng cần có thêm những biện pháp như:Thông báo công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về danh sách các doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường; áp dụng mạnh các chế tài xử phạt… có như thế mới có khả năng làm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời duy trì được chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển.

 

 


Hữu Thụy

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh làm mới và sửa chữa được 1.764 căn nhà cho người nghèo, hỗ trợ vật tư, cây con giống cho sản xuất, chăn nuôi gần 1.000 hộ
HGĐT- Từ năm 2000 đến nay, thực hiện Cuộc vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, ở tỉnh ta được sự quan tâm to lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, các cá nhân, phong trào quyên góp ủng hộ, giúp đỡ người nghèo ngày càng được phát triển sâu rộng, nhận thức của mọi người cũng được nâng
20/10/2008
Nâng cao vị thế phụ nữ nông thôn
HGĐT- Đến nay, toàn tỉnh có 182.887 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên; tổng số hội viên Hội Phụ nữ các cấp 109.318 người, trong đó hội viên ở nông thôn và thị trấn chiếm 90.411 người. ở khu vực nông thôn, phụ nữ là lực lượng lao động chính, đóng góp nhiều công sức để xây dựng gia đình, xã hội ngày càng hoàn thiện, tốt đẹp hơn.
17/10/2008
Cấp gạo hỗ trợ đồng bào nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng
HGĐT- Thực hiện Quyết định 880/QĐ-TTg, ngày 11.7.2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3335/QĐ-UBND ngày 8.10.2008 của UBND tỉnh về việc phân bổ gạo hỗ trợ đồng bào nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá (thuộc Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang), vừa qua, lãnh đạo Sở NN - PTNT và Cục dự trữ Quốc
17/10/2008
Bước đầu triển khai thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân
HGĐT- Thực hiện Chỉ thị số 22/2008/CT-TTg, ngày 15.7.2008, của Thủ tướng Chính phủ; Công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), xuất phát từ tình hình thực tế ở địa phương nên ngay trong tháng 8.2008, ngành Thuế đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND, ngày 21.8.2008, về việc triển khai thực
17/10/2008