No ấm từ cải tạo vườn tạp

13:12, 27/04/2024

BHG - Những năm qua, dưới sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và ý chí vươn lên, sự cần cù, chịu thương chịu khó của bà con nông dân, nhiều mô hình cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện Đồng Văn đã và đang tiếp tục mang lại hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc trên vùng Cao nguyên đá. Từ những hộ nghèo, cận nghèo, chỉ đủ ăn, đủ mặc đến nay cuộc sống của nhiều gia đình đã ấm no hơn, người dân hăng hái cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia xây dựng Nông thôn mới.

Lãnh đạo huyện Đồng Văn thăm mô hình cải tạo vườn tạp, chuyển đổi chăn nuôi của gia đình anh Hầu Mí Thò, thôn Há Súng, xã Tả Lủng.
Lãnh đạo huyện Đồng Văn thăm mô hình cải tạo vườn tạp, chuyển đổi chăn nuôi của gia đình anh Hầu Mí Thò, thôn Há Súng, xã Tả Lủng.

Gia đình anh Hầu Mí Thò, thôn Há Súng, xã Tả Lủng là một trong những hộ có thu nhập cao từ việc mạnh dạn chuyển đổi mô hình chăn nuôi, cải tạo vườn tạp. “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ có mảnh nương nhỏ, trồng ngô, rau theo mùa để phục vụ nhu cầu của gia đình. Khi được cán bộ xã vận động, giúp đỡ và hướng dẫn lựa chọn cây, con phù hợp với điều kiện gia đình, tôi đã chuyển sang nuôi ong Bạc hà lấy mật; tận dụng diện tích đất xung quanh nhà đặt 50 đàn ong. Đến nay, mỗi năm, đàn ong cho khoảng 120-140 lít mật, gia đình thu được khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, diện tích trồng ngô trước đây tôi cũng chuyển sang trồng cỏ, rau chuyên canh để chăn nuôi thêm 3 con bò, 40 con gà, nâng cao thu nhập.” Anh Thò chia sẻ.

Là xã biên giới của huyện Đồng Văn, Má Lé có thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi để trồng cây Lê địa phương. Sau khi được định hướng cải tạo vườn tạp, gia đình ông Lò Đình Quyến, thôn Ma Lé đã mạnh dạn trồng 2 ha với hơn 800 cây Lê. Đến nay, một số cây lớn đã cho quả, thu được khoảng 20 triệu đồng. Theo tính toán của ông Quyến, khi toàn bộ diện tích Lê cho thu hoạch có thể mang về từ 100-120 triệu đồng mỗi vụ. Ngoài ra, ông Quyến còn tận dụng diện tích đất bên dưới gốc Lê trồng xen bắp cải, rau màu để chăn nuôi, tăng thêm thu nhập. Những mảnh đất cằn trên Cao nguyên đá giờ đã phủ màu xanh no ấm.

Vườn Lê của gia đình ông Lò Đình Quyến, thôn Ma Lé, xã Má Lé sinh trưởng, phát triển tốt.
Vườn Lê của gia đình ông Lò Đình Quyến, thôn Ma Lé, xã Má Lé sinh trưởng, phát triển tốt.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trong năm 2023, toàn huyện Đồng Văn thực hiện mới được 50 vườn/49.649 m2/50 hộ, trong đó có 26 hộ nghèo, 18 hộ cận nghèo, 6 hộ khác. Lũy kế toàn huyện hiện có 364 vườn/471.214 m2, trong đó có 157 hộ nghèo, 118 hộ cận nghèo, 89 hộ khác được hỗ trợ. Cấp ủy, chính quyền địa phương và phòng chuyên môn thường xuyên sát sao trong việc chỉ đạo người dân chăm sóc, duy trì vườn tạp đảm bảo theo 4 tiêu chí. Đến nay, tổng thu nhập của các vườn cải tạo đạt 6.291 triệu đồng, trừ chi phí thu nhập trung bình đạt 18 triệu đồng/vườn/năm. Nhờ đó, hiện đã có 41 hộ thoát nghèo, 19 hộ từ nghèo lên cận nghèo. Đời sống người dân dần được cải thiện, họ mua sắm được những đồ dùng có giá trị cao, một số hộ có tích lũy, có của để dành. Để tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện cải tạo vườn tạp, ngay từ đầu năm 2024, phòng chuyên môn đã hướng dẫn, hỗ trợ cho 136 hộ đăng ký thực hiện cải tạo vườn tạp trên toàn huyện.

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Viễn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Văn: Xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương, sự đồng tình ủng hộ của người dân, phong trào cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện đã thu được những kết quả tích cực. Đến nay đã có hàng trăm hộ gia đình chuyển đổi, cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, rau màu, hoa hay cây dược liệu. Thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, ngành Nông nghiệp đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng và vai trò của kinh tế vườn hộ. Đồng thời kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn các hộ dân cải tạo đất, xây dựng vườn mẫu khoa học, phù hợp với quy hoạch tổng thể. Bên cạnh đó, định hướng cho người dân sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm… để kết quả cải tạo vườn tạp ngày càng được nâng lên, tạo thu nhập cao, ổn định cho người dân.

Bài, ảnh: MY LY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mảnh vườn trù phú của lão nông Hoàng Thế Diện
BHG - Bốn mùa trong năm, mảnh vườn trồng rau của gia đình ông Hoàng Thế Diện, thôn Nà Tiềng, xã Niêm Sơn (Mèo Vạc) luôn tốt tươi, mang lại nguồn thu cho gia đình ông mỗi năm gần 150 triệu đồng. Đây là kết quả bước đầu sau khi ông thực hiện cải tạo vườn tạp (CTVT) theo tinh thần Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy. Mô hình trồng rau của gia đình ông được đánh giá là tiêu biểu của xã Niêm Sơn đến thời điểm này
29/10/2022
Những hình ảnh đẹp cải tạo vườn tạp ở Thài Phìn Tủng
BHG - Thực hiện Chương trình cải tạo vườn tạp, thời gian qua người dân huyện Đồng Văn đã tận dụng và phát huy tốt nhiều diện tích vườn đồi. Trồng gừng xen canh dưới tán lê là một cách làm được người dân ở thôn Khí Lé, xã Thài Phìn Tủng áp dụng. Sau những ngày tháng vất vả lao động, mùa Xuân, khi những cành đào, cành lê bung sắc hoa cũng là lúc bà con người Mông thu hoạch những khóm gừng già thơm để xuất ra thị trường. Cải tạo vườn tạp không chỉ là việc trồng những cây trồng mới, mà còn là cách người dân biết phát huy tối đa hiệu quả canh tác trên cùng một diện tích để tăng thêm thu nhập.
28/02/2023
Kho K64 hưởng ứng hiệu quả chương trình cải tạo vườn tạp
BHG - Thực hiện Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với địa phương cũng như các đơn vị LLVT trong tỉnh. Kho K64, Bộ CHQS tỉnh Hà Giang đã và đang tích cực triển khai đẩy nhanh tiến độ, tích cực cải tạo vườn tạp giúp người dân thoát nghèo bền vững.
27/03/2022
Yên Minh linh hoạt cải tạo vườn tạp
BHG - Theo Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh và Đề án cải tạo vườn tạp (CTVT) của tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025 toàn tỉnh phấn đấu cải tạo 6.500 vườn tạp, trong đó huyện Yên Minh cải tạo ít nhất 270 vườn (100 vườn của hộ nghèo, 170 vườn hộ cận nghèo). Với sự vào cuộc quyết liệt và cách làm linh hoạt, hết năm 2021 toàn huyện đã có 342 hộ CTVT.
24/03/2022