Làng Văn hóa du lịch cộng đồng và “cú hích” trong xây dựng nông thôn mới

17:13, 23/11/2011

HGĐT- Trong dịp đi cùng đoàn du khách đến từ tỉnh Nghệ An lên thăm tỉnh nhà, chúng tôi có dịp được nghé thăm và chiêm ngưỡng cảnh quan cũng như những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc qua những làng văn hoá du lịch cộng đồng (LVHDLCĐ).


 

 Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nậm Dịch (Hoàng Su Phì).


Có mặt tại làng văn hoá thôn Làng Giang - Thông Nguyên (Hoàng Su Phì), một du khách trầm trồ: "làng văn hoá du lịch cộng đồng ở Hà Giang đúng là một “cú hích” trong xây dựng nông thôn mới". Tâm đắc với lời phát biểu ngẫu hứng này, chúng tôi đã có thời gian tìm hiểu về cuộc sống của người dân cũng như những tiêu chí để xây dựng LVHDLCĐ nơi mảnh đất địa đầu tổ quốc.


Là một tỉnh nghèo, địa hình đồi núi phức tạp, phần lớn dân cư là đồng bào các dân tộc thiểu số với đời sống còn gặp rất nhiều trở ngại,nhưng vượt lên mọi khó khăn và trào lưu du nhập của các luồng văn hoá ngoại lai, người dân Hà Giang vẫn giữ được những nét văn hoá đặc sắc và phong tục tập quán sinh sống riêng biệt của dân tộc mình. Chủ trưởng đúng đắn của tỉnh trong việc xây dựng các LVHDLCĐ không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số mà đồng thời là một xuất phát điểm quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương có LVHDLCĐ xây dựng thành công chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.


Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 46 LVHDLCĐ đã và đang được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động. Trong đó có 29 làng đã được ra mắt chính thức, 17 làng đang được đầu tư xây dựng. Đa số các làng đã ra mắt và hoạt động có tính khả thi là các làng của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Mông, và một số làng của các dân tộc ít người khác.


Các LVHDLCĐ ngay từ khi ra đời đã thu hút ngày càng nhiều lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, lưu trú. Điển hình như: Làng văn hoá du lịch cộng đồng thôn Tha, Tiến Thắng, Bản Tuỳ (TP Hà Giang), thôn Lùng Tao, Khuổi Lác (Vị Xuyên), thôn Nậm An,Bản Khiềm (Bắc Quang), thôn My Bắc (Quang Bình), thôn Làng Giang - Thông Nguyên (Hoàng Su Phì), thôn Nấm Dẩn (Xín Mần),thôn Bản Lạn (Bắc Mê), thôn Nặm Đăm (Quản Bạ), thôn Lũng Cẩm Trên (Đồng Văn), thôn Bản Tòng (Mèo Vạc)... Các làng văn hoá này đã trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm cho các sản phẩm du lịch của tỉnh nhà.


Ấn tượng đầu tiên đối với nhiều du khách khi đặt chân tới các LVHDLCĐ ở Hà Giang không phải là những sắc màu sặc sỡ của thổ cẩm, không phải là những món ẩm thực đặc thù mà có lẽ đó là sự “thay da đổi thịt” trong cuộc sống của người dân giữa bạt ngàn rừng núi này, nơi mà bao đời nay, cái đói, khát vẫn đồng hành trong đời sống của đồng bào, nơi mà cây ngô, cây lúa phải “nhờ trời” mới đâm chồi nảy hạt được. Vậy mà nay đã có thêm các loại cây trồng khác để làm giàu như đậu tương, thảo quả, rau sạch, dong riềng, trồng cỏ để chăn nuôi gia súc... Những hồ treo trên núi đã làm dịu đi cơn khát... Và điều quan trọng hơn người dân giờ đây được làm du lịch, làm giàu trong chính những ngôi nhà và bằng nghề truyền thống của mình.


Tại huyện Hoàng Su Phì, một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh đang được quan tâm, đầu tư phát triển hệ thống LVHDLCĐ thì đến nay toàn huyện đã có 8 làng LVHDLCĐ đã ra mắt, hoạt động hiệu quả và 2 làng đang được xây dựng. Các hoạt động của LVHDLCĐ trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với tổng trị giá trên 1 tỷ đồng. Tại các làng văn hoá du lịch, đường giao thông đã được cứng hoá, nhà cửa của đồng bào được tu sửa và xây dựng kiên cố đúng theo kiểu truyền thống, có 148 hộ gia đình được đầu tư làm nhà vệ sinh và nhà tắm. 3 thôn được đầu tư làm nhà sàn cộng đồng để tổ chức các hoạt động văn hoá và nghỉ ngơi cho du khách.... Cảnh quan môi trường luôn được quan tâm và bảo vệ. Đời sống của người dân được nâng cao.


Để xây dựng thành các LVHDLCĐ hoạt động hiệu quả, các làng nơi người dân đang sinh sống phải xây dựng được nhiều tiêu chí đạt chuẩn. Trước hết đó phải là làng thuần dân tộc, có sự quần tụ về dân cư và là làng đạt chuẩn về các thiết chế văn hoá, có quy ước làng văn hoá du lịch. Đặc biệt, phải có đường giao thông nông thôn được rải nhựa, bê tông hoá, trải cấp phối hoặc lát gạch đảm bảo các phương tiện giao thông đi lại thuận tiện, đây là một trong những tiêu chí được ưu tiên thực hiện đầu tiên. Bên cạnh đó, làng phải có đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, hài hoà, có công trình vệ sinh đạt chuẩn, di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở hoặc có tường bao cách biệt đảm bảo vệ sinh môi trường, có hệ thống thu gom và xử lý rác thải. Dân cư sống tập trung, mức sống đồng đều và không có hộ nghèo. Nhà cửa được xây dựng khang trang theo kiểu kiến trúc truyền thống các dân tộc. Làng phải có nghề thủ công truyền thống vừa để bảo tồn nét văn hoá đặc sắc dân tộc, vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương. Phát triển LVHDLCĐ vừa để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, vừa đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương được nâng lên đáng kể và phát triển bền vững. Từ nguồn tài nguyên du lịch, nhiều lao động đã có việc làm, nhiều hộ dân đã năng động trong kinh doanh và vươn lên trở thành hộ khá về kinh tế...


Từ đây, cácLVHDLCĐ trở thành một kênh thông tin để văn hoá của đồng bào các dân tộc Hà Giang đến được với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bộ mặt nông thôn miền núi Hà Giang đã có sự thay đổi rõ nét. Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chọn các LVHDLCĐ để làm điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Sau khi rà soát các chỉ tiêu, tại các LVHDLCĐ có nhiều chỉ tiêu phù hợp và đạt so với Bộ tiêu chí để xây dựng nông thôn mới. Điều này cho thấy mối liên hệ mật thiết và gắn bó giữa chủ trương bảo tồn và phát triển văn hoá, du lịch của tỉnh Hà Giang với chủ trương lớn xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian tới, hy vọng các LVHDLCĐ ở Hà Giang sẽ tiếp tục được phát huy và hoạt động hiệu quả nhằm cụ thể hoá và xây dựng thành công chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xã Yên Cường (Bắc Mê)
HGĐT- Nghề dệt thổ cẩm ở huyện Bắc Mê có từ lâu đời, được bà con tự sản xuất và sử dụng làm trang phục cho mình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các sản phẩm may mặc với các mẫu mã và công nghệ hiện đại với giá thành rẻ đã dần chiếm lĩnh thị trường may mặc, lấn át các sản phẩm thổ cẩm truyền thống.
31/10/2011
Tấm gương đạo đức Bác Hồ
Gương trong đạo đức sáng ngờiBác Hồ để lại muôn đời cháu con
28/10/2011
Đảng bộ phường Ngọc Hà: Lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển văn hóa
HGĐT- Thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ Thị xã (nay là Thành phố Hà Giang) về phát triển văn hóa – văn nghệ, thể dục - thể thao(TDTT) và du lịch đến cuối năm 2010 và giai đoạn 2011-2015, Ban Thường vụ Đảng ủy phường Ngọc Hà đã quan tâm lãnh đạo, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển văn hóa-văn nghệ, TDTT và du lịch. Quá trình tổ chức thực hiện có sự phân
28/10/2011
Bên vườn chuối
Cây chuối mẹ trồngSớm nay trổ bắpMỗi ngày qua, chuối nở raMột tàu lá lại úa vàng
28/10/2011