Nguyễn Kim Chung người “tìm” lại lịch sử

16:22, 28/09/2011

HGĐT- Ngồi trước tôi là Đại tá Nguyễn Kim Chung, nguyên Chỉ huy Phó Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Hà Giang đã nghỉ hưu. Người ta biết đến ông là “người viết sử” sau khi cuốn sách Ngọn lửa Cao nguyên ra đời năm 2001. Cuốn sách vừa là những câu chuyện lại vừa là thể loại ký mà lại mang đậm chất lịch sử. Mái tóc muối tiêu vẫn bồng lên mỗi khi ông nói, đôi mắt vẫn thẳm sâu về một kí ức nào đấy như còn nóng hổi thôi thúc trong ông.


Đại tá Nguyễn Kim Chung quê ở xã Hùng Lô, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ khi xưa. Ông yêu nghề viết từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ lúc ông còn là học sinh trường Lê Hồng Phong, thị xã Hà Giang. Năm 1965, nghe tiếng gọi của tổ quốc, thực hiện phong trào “ba sẵn sàng”, ông cùng bạn bè lên đường nhập ngũ. Mới đầu là anh lính phòng không tò te buổi ban đầu, tất cả đều được huấn luyện cấp tốc. Giữa năm 1966, ông được điều động về Thái Nguyên học lớp tập huấn ngắn hạn để trở thành tiểu đội trưởng, sau đó được biên chế thành cán bộ khung để thành lập Tiểu đoàn 2- Cao Bằng. Đó cũng là cái dấu mốc để những người thanh niên như ông trong thời điểm đó hành quân vào chiến trường, chi viện cho miền Nam. Cuộc chiến đấu chống giặc Mỹ càng ngày càng ác liệt, khi chiến tranh phá hoại của không lực Hoa Kỳ đã lan ra khắp miền Bắc. Đơn vị ông đã vượt hàng ngàn cây số đường rừng, hết trèo lên đỉnh chóp Trường Sơn lại tụt xuống Nam Lào, rồi lại luồn rừng, lội suối vềKon Tum... Sau Tết Mậu Thân, ông lại được điều về Cao Bằng, rồi trở lại Hà Giang làm trợ lý chính trị và cũng chẳng khi nào ngọn lửa đam mê nghề viết trong ông ngừng hun đúc. Ông đã viết cho nhiều báo, nhiều tạp chí, nhất là tạp chí văn nghệ Việt Bắc. Cũng trong thời gian này truyện ngắn “Cô gái thôn Hát” là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ vùng cao Hà Giang của ông được xét giải. Đến nay ông đã có hơn hai mươi truyện ngắn, truyện nào cũng gắn với chiến tranh cách mạng, gắn với vùng đất, vùng người trên Cao nguyên đá. Năm 2001, cuốn sách Ngọn lửa Cao nguyên, do Bộ CHQS tỉnh Hà Giang in ấn, phát hành ít nhiều đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Bằng ngôn ngữ kể chuyện, cứ dung dị mà sâu lắng, Nguyễn Kim Chung đã để lại cho người đọc một cách nhìn đầy đủ về những dấu ấn lịch sử, quân sự và cuộc đấu tranh cách mạng trên vùng biên giới Hà Giang. Cũng theo cách cầm bút đầy trăn trở và thể hiện định hướng chính trị rõ ràng mà Nguyễn Kim Chung đã hoàn thành nhiều cuốn sách lịch sử. Như cuốn 55 năm truyền thống của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang; Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (tập 2); Lịch sử Đảng bộ Bộ CHQS tỉnh Hà Giang; Biên niên lịch sử quân sự tỉnh Hà Giang; Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Hà Giang; Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh; Lịch sử quân sự Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên...


Không chỉ là người viết sử, ông còn tham gia làm phim phóng sự truyền hình, dự liên hoan phim toàn quân, như phim “Thư gửi mẹ” đoạt giải Vàng toàn quân; Những đứa con Cao nguyên, đoạt giải Đồng hay Nghị lực của cha tôi đoạt giải Vàng và trở thành phim phóng sự hay nhất về đề tàithương binh liệt sĩ...


Là người lính, ông không quên nghiên cứu những đề tài khoa học quân sự, như đề tài khoa học “Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện” năm 1991; Đề tài “Chống diễn biến hoa bình trên địa bàn tỉnh Hà Giang” năm 1992. Năm 2002, khi đã về hưu ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh đề tài “Tổ chức và phương pháp phối hợp dân quân với bộ đội biên phòng bảo vệ xã, thị trấn biên giới tỉnh Hà Giang”...


Rời bàn viết, ông quay ra bảo tôi: “Mình đã có 37 năm là lính, có 44 năm tuổi Đảng, say mê và gắn mình vào quân đội, gắn mình vào mảnh đất trên tột cùng đất nước này. Nhưng mình cũng thấy lạ, cái mảnh đất đá đầy chất sử thi này nó cứ ám ảnh mình nếu mỗi ngày mình không viết được một cái gì đấy về nó...”. Cuộc đời binh nghiệp, đại tá Nguyễn Kim Chung đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương các loại, ông cũng đã được nhận giải A Tây Côn Lĩnh, giải văn học của UBND tỉnh Hà Giang trao tặng.


Tôi bước ra từ không gian viết của người viết sử, ông bắt tay tôi: “Này, nghề viết nó lạ lắm, nó nôi cuốn, nó hút mình vào công việc, nhiều lúc đến ngẩn ngơ. Có lẽ thời gian tới đây mình sẽ có thời gian viết nhiều hơn bởi các cháu đã trưởng thành, hai vợ chồng đều nghỉ hưu và nhu cầu viết gần như cơmăn, nước uống hằng ngày. Hôm nào mà không ngồi vào bàn viết là mình cảm thấy như không phải là mình nữa...


Mong chờ cuốn sách “Bên dòng sông Bạc” của Nguyễn Kim Chung sớm đến tay bạn đọc, đó là món quà, là dấu mốc của cái tuổi 66 mà ông bảo tôi như vậy. Vẫn với giọng kể lịch sử, vẫn ngôn ngữ của người chép lại hay tái hiện lịch sử, ông lại thay đất, thay người, thay thời gian kể lại, ghi lại những gì mà vùng đất, vùng người không thể lãng quên.


NGUYỄN QUANG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các em hỏi vì sao
Các em hỏi vì sao cô lại là cô giáoNghề bình thường không vang những chiến côngKhông nổi danh như diễn viên, ca sỹKhông giầu sang như giám đốc công trường.
28/09/2011
Thu biên cương
Thu biên cươngNhững giọt sương long lanhĐậu trên cành sim tímThu biên cương bịn rịnBước chân đường tuần tra
28/09/2011
Một thoáng Hà Giang
Cho dù đi khắp bốn phươngXốn sang lòng những vấn vương xứ MèoĐường về Mèo Vạc cheo leoĐịa đầu cực Bắc suối đèo quanh quanh.
28/09/2011
An vị tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam
Lễ an vị tượng Phật ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam, đã được sách kỷ lục Ghi-nét Việt Nam xác lập (trong ảnh), vừa diễn ra tại chùa Tùng Vân (thị trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
28/09/2011