Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020
HGĐT- Ngày 18/8/2011, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức họp báo, công bố Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27//2011 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
Tiết mục trình diễn trang phục của Đoàn nghệ thuật huyện Đồng Văn tại Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc tỉnh Hà Giang lần thứ V. Ảnh: Hoàng Ngọc |
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn các dân tộc có nguy cơ bị biến dạng văn hóa cao; phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc…tiếp tục thực hiện Nghị quyết, chỉ thị, chiến lược của Đảng và Nhà nước về văn hóa và dân tộc.
Các dân tộc thiểu số nước ta chiếm khoảng 1/7 dân số cả nước, cư trú trênđịa bàn rộng lớn (3/4 diện tích đất liền của cả nước) chủ yếu ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, có vị trí chiến lược đặc biệt về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Dân số giữa các dân tộc không đồng đều; có những dân tộc có số dân trên 1 triệu người, nhưng có dân tộc có số dân dưới 10.000 người, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc có sự chênh lệch lớn.
Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách nhằm ưu tiên, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong từng giai đoạn phát triển của đất nước với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; các dân tộc thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các khu vực khác trong cả nước đang ngày càng có xu hướng gia tăng cách biệt. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng sự kém phát triển, khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tanhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc, làm mất ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng.
Để đảm bảo sự gắn kết hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt và không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của xã hội nhằm đưa đất nước phát triển toàn diện và bền vững như tinh thần Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX khẳng định, việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng.
Thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao về xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiếu số Việt
Theo đó, thời gian thực hiện Đề án (2011-2020) chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2011-2015), Giai đoạn 2 (2016-2020).Đối tượng thực hiện Đề án là các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập trung ưu tiên cho phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người, các dân tộc không có điều kiện tự bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc mình. Địa bàn thực hiện Đề án là miền núi, dân tộc thiểu số. Ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; những vùng phải di dời để phát triển kinh tế; vùng có nguy cơ cao bị mai một bản sắc văn hóa; vùng dân tộc trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ).
Bốn mục tiêu tổng quát của Đề án là: Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm phát triển văn hóa dân tộc, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo đảm toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn các dân tộc có nguy cơ bị biến dạng văn hóa cao (các dân tộc rất ít người không có điều kiện tự bảo vệ văn hóa của mình; bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới, hải đảo, khu vực tái định cư của các thủy điện). Phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc.Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc.Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm: Vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
Từ đó, Đề án triển khai theo 2 giai đoạn với 12 mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 1 (2011 - 2015): Cơ bản đưa các dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 5.000 người) ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp về văn hóa và bước đầu phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc; 50 - 60% số làng, bản, buôn, phum, sóc, thôn… có nhà văn hóa tự chủ chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tự thực hiện; định hình và triển khai xây dựng đời sống văn hóa tại các khu tái định cư của đồng bào các dân tộc thiểu số; 40 - 50% cán bộ làm công tác văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số là người của dân tộc mình (hoặc của dân tộc anh em có thời gian sinh sống lâu trên địa bàn, hiểu biết sâu về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa) đã được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn của ngành; mỗi huyện vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển ít nhất 01 nghề truyền thống, dân ca, dân vũ hoặc hoạt động du lịch đặc trưng góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; 100% các dân tộc được tổng kiểm kê các tài sản văn hóa của dân tộc mình; hoàn thành bộ chỉ số phát triển văn hóa dân tộc đến năm 2020.
Giai đoạn 2 (2016 - 2020): Cơ bản đưa các dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp về văn hóa; 70 - 85% số làng, bản, phum, sóc, thôn… có nhà văn hóa tự chủ chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tự thực hiện; 60 - 80% cán bộ làm công tác văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số là người của dân tộc mình hoặc của dân tộc anh em sống trên địa bàn đã qua bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn của ngành; mỗi huyện vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển ít nhất 02 nghề truyền thống, dân ca dân vũ hoặc hoạt động du lịch đặc trưng góp phần phát triển kinh tế - xã hội; các giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; cơ bản hoàn thành việc bảo tồn khẩn cấp và bước đầu phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
12 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án, gồm: Bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) các dân tộc thiểu số tại các khu vực tái định cư dự án thủy điện liên thông, kết nối toàn diện với các chương trình, dự án có liên quan; Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Gắn kết chặt chẽ những hoạt động xây dựng đời sống văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng khu vực, từng vùng, từng dân tộc, tôn giáo; chủ thể văn hóa, cộng đồng kế thừa và thực hành văn hóa có một vai trò to lớn và là nhân tố quyết định trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số; coi trọng và tổ chức thực hiện các chương trình về bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số; ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống các dân tộc thiểu số; sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền;đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế, phát triển nghề thủ công truyền thống, du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói giảm nghèo; phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa, thông tin phù hợp. Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công cụ phát thanh, truyền hình phù hợp vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng, thực sự phát huy vai trò của cộng đồng trong tổ chức các hoạt động cộng đồng phát huy hiệu quả thực sự của các thiết chế văn hóa; tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa cấp địa phương, vùng, miền và toàn quốc; xây dựng các chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam; hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa; ban hành bộ chỉ số về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, Đề án đưa ra 7 giải pháp, gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có chương trình bảo tồn khẩn cấp, nâng cao năng lực tự bảo vệ trước nguy cơ mai một văn hóa của các dân tộc thiểu số rất ít người; xây dựng các chương trình hoạt động, lễ hội, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia định kỳ hàng năm và cả giai đoạn 2011 – 2020; huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, từ xã hội hóa, các nguồn viện trợ chính thức; khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư trong việc triển khai các hoạt động có liên quan đến Đề án; tiếp tục đầu tư và phát huy có hiệu quả hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; tăng cường công tác thông tin, truyền thông: Tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số; phối hợp giữa Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài Phát thanh và Truyền hình tại các địa phương xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số, ưu tiên sử dụng ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc; kết nối, lồng ghép giữa các chương trình dự án về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, giữa Đề án với các chương trình, dự án đã và đang triển khai; xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho việc bảo tồn và nâng cao đời sống văn hóa cho vùng các dân tộc thiểu số. Trong đó chú ý các chính sách, chế độ khuyến khích các nghệ nhân trao truyền di sản văn hóa, khuyến khích lớp trẻ tiếp thu các di sản văn hóa. Chính sách này lồng ghép với các chính sách ưu đãi đối với nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân ở các dân tộc. Trong đó giải pháp đột phá là đào tạo nhân lực nòng cốt cho bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc ở các cấp huyện, tỉnh; gắn bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ở địa phương; bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế; hài hòa giữa bảo tồn, phát huy và phát triển.
Đề án gồm 06 dự án thành phần: Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đến năm 2020, Tổng kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc thiểu số; Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số; Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; Giới thiệu quảng bá các sản phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số và đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trường học; và Chương trình hoạt động, lễ hội và biểu diễn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2011 - 2020.
Tại họp báo, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết những điểm mới của Đề án.
Trước hết, không nặng về các dự án đầu tư, các chương trình hỗ trợ từ trên xuống, Đề án tập trung bảo tồn khẩn cấp, nâng cao năng lực tự bảo vệ trước nguy cơ mai một văn hoá của các dân tộc thiểu số rất ít người, tạo điều kiện phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số có số dân đông. Với quan điểm xuyên suốt: Nhà nước không làm thay, chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tác động tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, phù hợp để bảo tồn,phát triển văn hoá đặc trưng của các dân tộc thiểu số Việt
Thứ hai là phương thức triển khai: Theo hướng từ dưới lên: chủ thể văn hoá đề xướng, thực hiện và thụ hưởng, tập trung cho các dự án hỗ trợ, tăng cường năng lực với vai trò con người-chủ thể văn hoá là trung tâm, không nặng về các dự án đầu tư. Nghiên cứu xây dựng (lượng hoá sự phát triển) để ban hành được Bộ chỉ số về phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt
Trước mắt từ nay đến năm 2015, Đề án sẽ tập trung vào các nhiệm vụ: Xây dựng Bộ chỉ số phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020; tổng kiểm kê các di sản văn hoá tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số có số dân rất ít người (dưới 5000 người); ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ là con em người dân tộc thiểu số làm công tác văn hoá; hỗ trợ truyền dạy và phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc của cộng đồng, nghệ nhân; từng bước phát huy hiệu quả sử dụng hệ thống các thiết chế văn hoá cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào các dân tộc thiểu số; bước đầu đưa giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào các trường học trên địa bàn; xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp nâng cao hưởng thụ và hoạt động văn hoá của nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
Là cơ quan chủ quản Đề án, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các cơ quan, như: Ủy ban Dân tộc;các Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông,Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội); cùng Viện Khoa học xã hội Việt Nam;cơ quan báo chí truyền thông (Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam); Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội (Phụ nữ, Thanh niên); Hội văn học nghệ thuật gồm chuyên ngành (Hội Văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dân tộc thiểu số.
Để tổ chức điều hành Đề án, Tại Trung ương: Trên cơ sở Đề án tổng thể được phê duyệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan, xây dựng các dự án thành phần. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần theo quy định.
Tại địa phương, thành lập bộ phận thường trực triển khai Đề án của tỉnh (đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Phó Ban thường trực) và có sự tham gia của đại diện các Sở, Ban, ngành liên quan.
Để triển khai các nhiệm vụ, nhằm đạt được mục tiêu của Đề án đã đề ra, Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan và các địa phương trên toàn quốc chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cơ bản; Tổng rà soát, tái cơ cấu nguồn lực trong các chương trình, dự án trực tiếp và gián tiếp tác động tới bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số theo hướng ưu tiên các nhiệm vụ trọng tâm; Hỗ trợ bảo tồn khẩn cấp, nâng cao năng lực tự bảo vệ trước nguy cơ mai một văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người, định hình, phát triển văn hoá phù hợp ở những khu vực tái định cư các công trình thuỷ điện; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác văn hoá dân tộc; Có chính sách, cơ chế phát huy những người có uy tín, nghệ nhân, thế hệ trẻ của các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống; Phối hợp giữa Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình các địa phương xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc thiểu số, ưu tiên sử dụng ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc có ngôn ngữ, chữ viết; Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho việc bảo tồn và nâng cao đời sống văn hóa cho vùng các dân tộc thiểu số, chú trọng các chính sách, chế độ khuyến khích các nghệ nhân trao truyền di sản văn hóa, khuyến khích lớp trẻ tiếp thu các di sản văn hóa, chính sách này lồng ghép với các chính sách ưu đãi đối với nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú ở các dân tộc; Nghiên cứu, định hướng, nhấn mạnh vai trò sáng tạo, xác lập hệ giá trị mới, phù hợp đối với văn hoá các dân tộc thiểu số trong xu thế giao lưu, hội nhập, phát triển.
Nguồn vốn thực hiện Đề án:Tổng kinh phí dự kiến: 1.512 tỷ đồng (một nghìn năm trăm mười hai tỷ đồng) chia cho từng giai đoạn: Giai đoạn 1 (1.030,7 tỷ đồng), Giai đoạn 2 (481,3 tỷ đồng).
Thời gian tới Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành thành lập Ban Chỉ đạo, Nhóm công tác Đề án 1270 Trung ương; tuyên truyền, giới thiệu về Đề án; thống nhất với các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án năm 2012, tổng hợp kế hoạch thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để cân đối bố trí vốn ngân sách thực hiện Đề án năm 2012, rà soát lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá; tổ chức Hội nghị triển khai Đề án 1270 và xây dựng các Dự án thành phần giai đoạn 2011-2015.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, Chỉ thị số 1971/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt là Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 (số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ý kiến bạn đọc