Phim truyền hình Việt: Thêm những tiếng nói cho cuộc “giải cứu hàng chất lượng xấu”

08:40, 11/05/2011

Xoay quanh các vấn đề liên quan đến chất lượng phim truyền hình VN hiện nay, một cuộc tọa đàm với sự tham gia của các nhà sản xuất phim truyền hình, những đạo diễn, diễn viên cùng các nhà báo chuyên viết lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật đã được tổ chức tại TP HCM.


Xã hội hóa - con dao hai lưỡi

Phó chủ tịch Hội Điện ảnh TP.HCM, bà Ngô Ngọc Ngũ Long bức xúc: Việc chạy theo cơ chế thị trường, xã hội hóa công tác sản xuất phim ồ ạt, có tiền là có sóng, chỉ duyệt đề cương mà không giám sát theo dõi quá trình sản xuất… đã mang đến cho khán giả những đứa con “dị tật”, điển hình như: Anh chàng vượt thời gian, Xin thề anh nói thật…

Nhà sản xuất Phước Sang thì nói, bây giờ người ta (các đơn vị sản xuất phim) gặp nhau chỉ hỏi “Tối qua phim được bao nhiêu post quảng cáo”, lời lãi thế nào, chứ không cần biết phim hay dở, chất lượng nội dung ra sao.

Ở một góc độ khác, đại diện đơn vị sản xuất phim tư nhân, bà Trúc Mai- GĐ hãng phim M&T Pictures cho rằng, bên cạnh những mặt chưa được, việc xã hội hóa phim truyền hình vừa qua cũng mang lại nhiều cái lợi. Cụ thể từ khi xã hội hóa, các nhà sản xuất nước ngoài bắt đầu biết đến phim Việt Nam, từ đây họ xin một số đề mô của những bộ phim truyền hình nước ta để chiếu thử tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, …góp phần quảng bá nền điện ảnh nước nhà, đồng thời còn tạo ra môi trường cạnh tranh, giúp các đơn vị khẳng định thương hiệu và vị thế của mình với khán giả.

Cũng theo bà Mai, để làm nên một bộ phim hay cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố như kịch bản, đạo diễn, diễn viên… Ngoài ra, trong thời hiện tại điều quan trọng là nhà đài cần sáng suốt để lựa chọn đối tác liên kết, chứ không phải vun tiền mua sóng, làm phim rồi phát. Đồng ý với ý kiến trên, nhiều đại biểu nhấn mạnh đến “lương tâm” của các nhàlàm phim, điều được cho là rất thiếu trong thời buổi “sản xuất phim ào ạt, cẩu thả” để kịp lên sóng như thời gian qua.

Nhà đài phải là người cầm trịch!

Đạo diễn Lê Cung Bắc cho biết, ông đã từng nhận được nhiều lời mời làm đạo diễn, tuy nhiên đã từ chối thẳng thắn vì chất lượng kịch bản quá yếu. Tuy nhiên, trong thời điểm này, vì “chén cơm manh áo”, nhiều đạo diễn đã không làm được điều này.

Ở vị trí của diễn viên - Hạnh Thúy phát biểu, nếu muốn diễn viên tập trung cho vai diễn, phải có chế độ lương phù hợp để đảm bảo đời sống. Trong khi hiện tại, cát xê cho diễn viên còn ít, nên diễn viên phải chạy sô để kiếm sống, thậm chí chỉcần đạo diễn cólời mời lànhận vai ngay!

Cùng quan điểm với Hạnh Thúy, Vân Trang- vai nữ chính cuả bộ phim Lối sống sai lầm cho biết, đối với những diễn viên trẻ như cô thì việc được các đơn vị mời đóng phim là một niềm hạnh phúc rồi. Bởi nhiều bạn bè cùng khóa với cô tại trường ĐH SKĐA ra trường đã lâu vẫn trong tình trạng mòn mỏi chờ vai. Vì vậy, nói “cự tuyệt” với phim thị trường… là điều khó diễn viên trẻ nào làm được. Đó là chưa kể đến việc kịch bản và phim là cả một quãng đường dài. Đọc kịch bản thấy ổn, ra trường quay mới thấy có vấn đề, nhưng guồng quay đã vận hành, diễn viên chỉ là một thành viên trong một tập thể sáng tạo, chỉ còn biết cách cố gắng hết sức mình để hình ảnh của mình trong phim không bị phản cảm…

Cũng chính trong buổi tọa đàm này, nhiều chuyện hậu trường của những bộ phim truyền hình nước nhà “dở khóc dở cười” như: tiền cát xê không đủ sắm trang phục cho phim, đạo diễn “gạ tình, đổi vai” cũng được đưa ra “mổ xẻ”.

Mặc dù là cuộc tọa đàm do một tờ báo tại TP.HCM khởi xướng vì quá bức xúc với chất lượng của phim truyền hình, nhưng lại thu hút khá đông người đang trực tiếp làm nghề, sản xuất phim tham gia. Khó có thể thay đổi diện mạo phim hiện nay chỉ bằng một cuộc tọa đàm mổ xẻnhững điều “biết rồi, khổ lắm…”. Nhưng âu đó cũng là những tiếng nói tâm huyết của chính những người trong cuộc vàbáo giới để mong nhà Đài nghiêm khắc hơn trong công tác thẩm định, duyệt kịch bản, duyệt phim…


baovanhoa.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Chợ tình Khau Vai và Hội chợ Thương mại - du lịch năm 2011
HGĐT- Chiều ngày 28.4 (tức ngày 26.3 âm lịch), tại xã Khau Vai (Mèo Vạc), huyện Mèo Vạc đã long trọng tổ chức Lễ hội Chợ tình Khau Vai năm 2011.
29/04/2011
Thư viện tỉnh tổ chức “Ngày hội sách” năm 2011
HGĐT - Chào mừng ngày bầu cử Quốc hội khoá XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; Ngày Hội đọc sách toàn thế giới và Ngày đọc sách Việt Nam, ngày 23.4, Thư viện tỉnh tổ chức “Ngày hội sách” năm 2011. Đến dự, có lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành; đông đảo các em học sinh thành phố.
27/04/2011
Hội thi người đẹp với trang phục dân tộc huyện Mèo Vạc
HGĐT - Chào mừng Năm thanh niên 2011 và cuộc bầu cử Quốc hội khóa 13, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Huyện Mèo Vạc đã tổ chức. Hội thi người đẹp với trang phục dân tộc.
26/04/2011
Mèo Vạc tập trung cho Lễ hội Chợ tình Khâu Vai
HGĐT- Vào những ngày này, mảnh đất Mèo Vạc nơi "phên dậu" của tổ quốc lại bừng lên không khí nhộn nhịp phấn khởi chuẩn bị cho ngày Lễ hội chợ tình Khâu Vai 27.3 (âm lịch), phiên chợ tình độc đáo có một không hai từ lâu đã trở thành huyền thoại, đây là ngày hội của những đôi trai gái có mối tình dang dở được phép gặp nhau vào ngày này để họ trò chuyên, tâm sự, chia sẻ những
22/04/2011