Bảo tồn những giá trị văn hoá của người La Chí

18:59, 20/04/2011

HGĐT- Tỉnh ta không chỉ biết đến là vùng đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, mà còn là vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hoá độc đáo, đa dạng, giàu tính nhân văn. Qua nhiều biến đổi của lịch sử, thời gian, những nét văn hoá dân tộc vẫn tồn tại, gắn kết chặt chẽ trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Trong sự đa dạng sắc mầu văn hoá đó, dân tộc La Chí có đời sống văn hoá tinh thần rất độc đáo.


 

 Lễ hội Cầu mùa của người Tày cần được lưu giữ bảo tồn.


Hiện tại dân tộc La Chí có khoảng trên 10 nghìn người. Từ địa bàn sống nhỏ, hẹp ở nơi đầu nguồn sông chảy, đến nay họ đã mở rộng địa bàn cư trú sang các địa phương khác như thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang, Quang Bình. Nơi tập trung đông đồng bào La Chí nhất là huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Tập tục canh tác trước đây của người La Chí chỉ là sản xuất một vụ, đời sống rất khó khăn, nhưng hiện nay với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, cũng như việc ứng dụng KHKT vào sản xuất, mở rộng thâm canh tăng vụ nên đời sống của đồng bào có nhiều chuyển biến.


Như bao dân tộc khác, đời sống văn hoá của người La Chí rất phong phú, thể hiện đậm nét trong các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, qua cách bố trí nhà cửa, ăn uống, trang phục, sinh hoạt tín ngưỡng và mối quan hệ dòng họ... Trang phục truyền thống của người La Chí rất cầu kỳ, trên đó thể hiện những hoa văn tinh xảo, độc đáo. Phụ nữ La Chí thường mặc áo dài tứ thân thêu 2 dải vănnơi đường cổ và hoa văn đường diềm viền mép nơi xẻ tà. Yếm nữ có nhiều hoa văn đẹp, phía trước thêu hoa văn hình 4 cánh bằng chỉ đỏ. Qua trang phục ta có thể nhận thấy sự khéo tay và tinh tế của phụ nữ La Chí. Hiện nay, trong trang phục hàng ngày của người La Chí đã đơn giản hơn để thích hợp với hoạt động sản xuất. Tục cưới xin của người La Chí cũng đã được đơn giản hoá rất nhiều, nhưng vẫn còn mang tính bắt buộc, được duy trì đến ngày nay. Trước đây một đám cưới của người La Chí phải trải qua nhiều công đoạn, lễ cưới kéo dài nhiều ngày. Lễ cưới hiện nay, nhiều lễ nghi đã được đơn giản hoá nhưng khi đón dâu bắt buộc có cặp vợ chồng đức hạnh đi phù, mang theo đôi vòng bạc tượng trưng làm khâu (xỏ mũi) đưa cô dâu về. Cô dâu về đến nhà chồng sẽđược rửa sạch đôi chân bằng nước ấm, sau đó mới bước lên sàn nhà chồng và bái lạy tổ tiên, họ hàng để chính thức trở thành con cháu trong nhà. Khác với phụ nữ, đàn ông La Chí lại thể hiện sự tài hoa, tinh tế qua việc dựng nhà. Cách bài trí vật dụng trong nhà, chọn hướng nhà, vị trí dựng nhà cũng mang đậm nét văn hoá truyền thống của người La Chí...


Đến nhiều xã có đông đồng bào sinh sống ở các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, chứng kiến những sinh hoạt thường nhật và sinh hoạt văn hoá cộng đồng cho thấy, sinh hoạt văn hoá của người La Chí có sự cởi mở hơn rất nhiều. Thanh niên La Chí nhanh nhạy trong tiếp cận cái mới. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào đã có nhiều chuyển biến. Trong quá trình giao thoa của nền văn hoá hiện đại với văn hoá cổ truyền, lớp trẻ người La Chí dễ bị tác động nhất. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người La Chí ở nhiều địa phương có đông đồng bào sinh sống, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều hoạt động như thành lập các đội văn nghệ, tổ chức các hoạt động thể thao, giao lưu văn hoá giữa các xã, thôn bản... Nhưng những hoạt động này chưa được tổ chức thường xuyên, nội dung thường đơn điệu, chưa thu hút được giới trẻ tham gia...


Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người La Chí, thiết nghĩ ngoài nỗ lực của các cấp, chính quyền thì bản thân mỗi người dân cũng nâng cao ý thức tự hào về truyền thống, về những giá trị văn hoá của dân tộc mình. Có như vậy mới vừa tiếp thu được tinh hoa của nhân loại vừa không bị mất đi sự độc đáo văn hoá của dân tộc mình.


HOÀNG NGỌC

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngọn nến tri ân
Ước cùng anh thắp ngọn nến tri ânLung linh nghĩa trangXốn xang bia mộ...Áo chúng mình xanh màu tình nguyệnÁo các anh tươi mãi bước quân hành...
30/03/2011
Phố Cổ
Anh lên cao nguyênthăm phố CổMái ngói rêu phongthời gian trầm mặcNgôi nhà trình tườngmộc mạcấm nồng 5 thế hệ
30/03/2011
Về với Lau Xa
Xã Sủng Là,Có xóm Lau XaNếu đi, phải vượt những ba trái núiĐi – không thấy khe, thấy suốiĐi – cứ thẳng hướng mây trờiSương giăng giăng bay, kín cả núi đồi.
30/03/2011
Nhìn lại 5 năm xuất bản sách VHNT tỉnh
HGĐT- Trong nhiệm kỳ vừa qua (2005 – 2010) công tác xuất bản sách VHNT của các hội viên và cộng tác viên trong tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
30/03/2011