Về Xín Mần dự lễ “Cúng rừng”

17:22, 30/03/2011

HGĐT- ...“Từ 3 đến 5 ngày sau khi lễ cúng rừng kết thúc nếu ai vi phạm vào rừng chặt cây hoặc lấy bất cứ thứ gì từ rừng, người đó sẽ bị làng phạt sắm đủ lễ, lo cho cả làng cúng lại...”.


Từ giai thoại:

Hàng năm cứ đến ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch, gần như hầu hết các dân tộc trong huyện đề tổ chức lễ “Cúng rừng cấm”. Mỗi dân tộc, mỗi tộc người đề có những cách riếng của mình để làm lễ, tỏ lòng thành kính dâng lễ vật vào “rừng cấm” làm lễ cúng rừng. Cho rằng, mỗi dân tộc, mỗi người dân trên mảnh đất miền Tây đầy khó khăn đều phải sống dựa vào rừng để sinh tồn từ bao đời nay. Tổ tiên của các dân tộc truyền dạy con cháu các đời nối tiếp của họ là mỗi tộc người ở đây sinh ra, lớn lên đều bắt nguồn từ rừng. Rừng là nơi có đất, là nơi giữ nước. Đất và nước là gốc rễ của cuộc sống, muốn tồn tại, phát triển thì mỗi người phải biết tôn trọng nơi sinh ra nó, coi đó là cội nguồn của sự sống từ ngàn xưa. Cho nên, việc hằng năm mỗi dân tộc sống nhờ rừng phải dâng lên rừng tấm lòng thành kính của đời sống xã hội đó là cúng rừng. Tương truyền, hằng năm trời đất sang xuân cũng là lúc vạn vật sinh sôi, nảy nở. Theo quan niệm trong lúc vạn vật sinh sôi, nảy nở nó tồn tại đồng lẫn với cả cái thiện, cái ác... Việc làng bản, cộng đồng làm lễ cúng nơi sinh ra sự sống là rừng, trước là tỏ lòng thành, sau là ngăn chặn hiện tượng, sự việc xấu có thể nảy sinh trong mỗi con người. Quan niệm còn cho rằng: Rừng là nơi sinh ra sự sống, cũng là nơi tiêu diệt, hoặc kìm hãm, triệt tiêu những mầm họa cỏ thể nảy sinh hoặc đang nảy sinh trong “mùa sống” từ là mùa xuân, mùa của sự đâm trồi, nảy lộc, muôn loài sinh sôi. Bởi vậy hàng năm vào ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch, mọi tộc người trên mảnh đất miền Tây Xín Mần đều làm lễ “cúng rừng” để cầu cho mưa thuận, gió hòa, vun đắp tình làng, nghĩa xóm.


Hiện thực việc cúng rừng

Tôi về Xã Thèn Phàng, nơi đây chủ yếu là đồng bào Nùng sinh sống. Sáng tinh mơ, trong khu rừng của thôn Khau Tinh đã nhộn nhịp tiếng người. Lễ vật làng mang về rừng tiêu biểu là một chú lợn khá nặng đủ để sau lễ tế thần rừng sẽ là bữa liên hoan tại nơi cúng của cả bản. Theo lợn là rượu, hương thơm, vàng mã, có thêm gà, chó, những lễ vật sẽ được giết mổ tế thần rừng. Mỗi nhà, mỗi người theo già làng đến dự lễ cúng rừng. Già làng được chọn là người đại diện cho làng tế thần rừng phải là người tốt, được dân bản quý nể. Lễ vật mang đủ về cửa rừng cấm, già làng thắp hương khấn vái thần rừng báo cho rừng biết con cháu trong làng đã mang lễ vật cúng tế thần rừng, rồi lợn, gà, chó, những lễ vật sống đều bị giết, tưới tiết con vật bị giết vào gốc cây cổ thụ nhất rừng. Sau lễ cắt tiết con vật, người ta làm thịt, các món chính, món chín như làm các món ăn trong cuộc sống thường ngày rồi bày lên lá, lên các đồ vật như: nong, nia, rổ, giá để già làng cúng lễ vật làm chín. Rượu thịt bày ra, già làng làm lễ, con cháu quây quần cùng tỏ lòng thành kính trước rừng, thần linh.. Già làng cho rằng: Lễ cúng rừng là sự tỏ lòng tôn kính của con người đối với rừng. Bởi rừng cho cây lá, cỏ hoa, cho con người nước để uống, để làm ruộng, làm nương. Rừng chở che khi mưa bão, lũ quét...


Dời xã Thèn Phàng, tôi đến xã Nàn Ma xem đồng bào Mông nơi đây cúng rừng. Già làng Thào Sao Lứ cho rằng, quan điểm cúng rừng ở Xín Mần đối với các đồng bào không không có gì khác nhau ngoài sự tôn trọng rừng, tôn trọng thiên nhiên, đặc biệt là giáo dục cộng đồng đoàn kết, không làm việc xấu, chia rẽ dân tộc, tôn giáo.


Lệ cúng rừng của người Mông chia làm 3 đợt: Đợt 1 là báo thần rừng lễ vật gồm 1 con lợn, 1 con chó, đôi gà, rượu, hương, vàng mã. Đợt 2 là lễ vật được chế biến thành các món ăn. Đợt 3 là ăn xong cả làng cùng buộc một sợi dây vào 1 cây to nhất rừng để cúng lại coi như lời cảm ơn của dân làng đối với rừng.

Đảo qua một vòng vào ngày 30 tháng Giêng âm lịch, gần như tất cả đồng bào từ người Mông, Nùng, La Chí... đều làm lễ cúng rừng và đã trở thành bản sắc văn hóa ở Xín Mần mỗi dịp đầu xuân.


NGUYỄN MẠNH HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhìn lại 5 năm xuất bản sách VHNT tỉnh
HGĐT- Trong nhiệm kỳ vừa qua (2005 – 2010) công tác xuất bản sách VHNT của các hội viên và cộng tác viên trong tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
30/03/2011
Về với Lau Xa
Xã Sủng Là,Có xóm Lau XaNếu đi, phải vượt những ba trái núiĐi – không thấy khe, thấy suốiĐi – cứ thẳng hướng mây trờiSương giăng giăng bay, kín cả núi đồi.
30/03/2011
Phố Cổ
Anh lên cao nguyênthăm phố CổMái ngói rêu phongthời gian trầm mặcNgôi nhà trình tườngmộc mạcấm nồng 5 thế hệ
30/03/2011
Thơ và hoa
ThơNhư rừng hoa nhiều màu sắcMỗi bài thơ, câu thơ, ý thơ...Là một bông hoa long lanh mặt trời
30/03/2011