Tệ sao chép, hát nhép: Căn bệnh khó chữa

07:56, 22/10/2007

Nhiều chương trình ca nhạc ngày càng trở nên giống nhau; không chỉ ca sĩ hát nhép, mà các nhạc công cũng "múa đàn" trên sân khấu.


 
Các ca sĩ tuổi teen luôn mong muốn thành "sao".
Nhạc sĩ biên tập chương trình cũng không quên "xào xáo" những món ăn cũ... Căn bệnh "nhép" và "xào" đã thuộc hàng "di căn" khó chữa.

Nhạc sĩ Trần Quốc Hùng cho biết: "5 năm trở lại đây, có trên 95% các chương trình lưu diễn ở tỉnh đều có các nghệ sĩ (tân nhạc và ca cổ) hát nhép và ban nhạc chỉ "đứng múa". Thậm chí, có trường hợp dàn nhạc giao hưởng thính phòng chơi ngoài trời trước hàng ngàn khán giả tây, ta mà lại múa đàn, múa trống và nhép kèn!".

Các công viên lớn trong TPHCM như Đầm Sen, Suối Tiên, Lê Thị Riêng, Thảo Cầm viên... thường đồng loạt tổ chức hoạt động biểu diễn, nhưng hầu hết các ca sĩ chuyên nghiệp đều hát nhép. Sở dĩ tình trạng hát nhép bùng phát, là vì công tác hậu kiểm hầu như là con số không. Hàng đêm, tại TPHCM, có hàng trăm nhà hàng, khách sạn, quán bar, phòng trà lớn tổ chức biểu diễn, nhưng lại không hề có sự giám sát của cơ quan chức năng.

Nhiều năm nay, các chương trình lớn không hiểu sao thường "giấu" các nhạc công. Các ban nhạc có nguy cơ bị thất nghiệp, khi 10 năm trở lại đây, dậy lên phong trào ca sĩ thích dùng đĩa MD thu sẵn nhạc đệm (playback) thay cho việc hát với ban nhạc sống. Kết quả là hầu hết các nhà tổ chức biểu diễn cũng đều chọn cách này vì vừa tiện, lại không phải trả thêm tiền cho ban nhạc. Tại 3 sân khấu lớn ở TPHCM như Trống Đồng, 126, Lan Anh, người biên tập chương trình chỉ đơn giản chọn ca sĩ, xếp hát theo thứ tự và sử dụng nhạc đệm MD.

Giới tổ chức biểu diễn tư nhân thì thường gặp nhau ở điểm chung: Không có hệ thống âm thanh, ánh sáng; không người biên tập, nhạc sĩ, đạo diễn, hoạ sĩ thiết kế... Khi có hợp đồng, họ mời đủ "sao" như đòi hỏi của nhà tài trợ và lắp ghép những gì có sẵn, thêm một - hai bài múa cho phần mở đầu, kết thúc. Không ít công ty còn chuyển nhượng giấy phép cho bầu sô nhỏ chuyên diễn ở hội chợ, triển lãm ở vùng ven, tỉnh lân cận, nên có những chương trình "treo đầu dê, bán thịt chó" là chuyện thường.

Trong lĩnh vực băng đĩa, hiện nhiều đơn vị chỉ "xào nấu" những chương trình cũ, biên tập lại rồi xin phát hành dưới tên mới. Mới đây, giải "Làn sóng xanh" 2007 công bố tên 10 nhạc sĩ và ca sĩ yêu thích nhất của năm. Trong đó, có 7 ca sĩ đóng khung trong giải thưởng mấy năm liền, năm nay, chỉ có Cẩm Ly ra khỏi danh sách, thay là Hà Anh Tuấn. Còn nhạc sĩ, trong nhiều năm liền cũng thấy hai tên Đức Trí, Võ Thiện Thanh, thì không hiểu họ có thấy nhàm chán khi xuất hiện hoài trên sân khấu trao giải hay không?


Lao động

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bản sắc văn hoá của người Lô Lô
(HGĐT)- Dân tộc Lô Lô có khoảng 3.300 người, cư trú chủ yếu ở tỉnh ta và một số ít ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Đây cũng là một trong những dân tộc ít người nhất của nước ta. Mặc dù vậy, người Lô Lô vẫn đang chứng tỏ mình là một dân tộc bản lĩnh.
28/09/2007
Nước đầy khe cạn
Xóm Khe Cạn chỉ có vài chục nhà. Những người trong các ngôi nhà ấy có gốc gác khác nhau và đến từ nhiều miền quê xuôi ngược. Hơn mười năm trước Khe Cạn là nơi được phát hiện có mỏ “vàng gốc”. Trong những vỉa đá vôi xám xịt gần khe cạn có lẫn rất nhiều các “cục vàng” tươi rói, sáng lấp lánh, mang hình khối lập phương trông vô cùng sướng mắt.
28/09/2007
Á hậu Đặng Minh Thu tham dự Cuộc thi Hoa hậu thế giới
Cục Nghệ thuật biểu diễn đã chính thức cấp giấy phép cho Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 Đặng Minh Thu dự thi Hoa hậu thế giới (Miss World 2007) từ ngày 1-11 đến ngày 1-12 tại Trung Quốc theo đề nghị của Công ty Elite.
27/09/2007
Chính phủ đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2008
Văn phòng Chính phủ chiều nay đã có công văn gửi một số bộ có liên quan và UBND tỉnh Khánh Hoà đồng ý về chủ trương cho phép tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới năm 2008 (Miss Universe 2008) tại TP Nha Trang.
27/09/2007