Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Quản Bạ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

08:41, 14/05/2024

BHG - Những năm qua, cùng với việc dạy kiến thức, chăm lo đời sống cho học sinh, Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Quản Bạ (Quản Bạ) còn tổ chức nhiều hoạt động, phong trào giúp các em giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc mình, góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Trường PTDTBT THCS Quản Bạ, nằm trên địa bàn xã Quản Bạ, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày. Quản Bạ là xã vùng 1, nằm cách trung tâm huyện khoảng 5 km. Nơi đây có Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh từ năm 2022; có nhiều tiềm năng đối với sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch làng bản... Đó là lí do mà Trường PTDTBT THCS Quản Bạ tích cực giảng dạy cho học sinh về việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc.

Các em học sinh trong Câu lạc bộ thêu may, giới thiệu về tác phẩm thêu của mình.
Các em học sinh trong Câu lạc bộ thêu may, giới thiệu về tác phẩm thêu của mình.

Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Quản Bạ, Trần Thị Hoa cho biết: “Trường PTDTBT THCS Quản Bạ năm học 2023 - 2024 có tổng số 293 học sinh và 8 lớp học. Từ nhiều năm nay, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy học, nhà trường chú trọng hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho các em. Vào đầu mỗi năm học, nhà trường đều xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm như: Biểu diễn, giới thiệu trang phục, ẩm thực, các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống của một số dân tộc thiểu số (DTTS) đến với học sinh. Trước khi tổ chức hoạt động, nhà trường khuyến khích học sinh tìm hiểu những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về văn hóa truyền thống của các DTTS sinh sống trên quê hương mình, từ đó tham gia hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức đạt kết quả cao. Đặc biệt trường học nằm ở địa bàn phát triển về du lịch, việc bảo tồn văn hóa các dân tộc tại nhà trường sẽ tạo cơ hội để du khách đến tham quan.”

Từ nhiều năm nay cứ vào thứ 4 hàng tuần, hoạt động ngoại khóa của trường PTDTBT THCS Quản Bạ luôn sôi nổi bởi các hoạt động thêu trang phục truyền thống dân tộc Mông; múa khèn Mông; chơi các trò chơi dân gian như đánh yến, đánh còn… của các em học sinh. Trong đó, phong trào nổi bật làm phong phú, sống động nội dung giáo dục đặc thù tại trường là thành lập Câu lạc bộ thêu may vật dụng, trang phục dân tộc truyền thống các dân tộc với sự tham gia của gần 60 học sinh. Từ việc thành lập duy trì Câu lạc bộ, nhiều học sinh của trường đã thành thạo và thể hiện năng khiếu khéo tay của mình bằng những sản phẩm như ví, túi bằng vải lanh.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Quản Bạ biểu diễn điệu múa chuông của dân tộc Dao.
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Quản Bạ biểu diễn điệu múa chuông của dân tộc Dao.

Em Hầu Thị Giang, học sinh lớp 9 hào hứng, thích thú khi tự tay mình làm những sản phẩm thổ cẩm bằng vải lanh của người Mông. Em Giang chia sẻ: “Em đã biết thêu may trang phục của dân tộc Mông từ khi học lớp 3, được tham gia Câu lạc bộ thêu của trường em rất vui vì được cùng các bạn làm ra những sản phẩm truyền thống của dân tộc mình và được giới thiệu với thầy cô và các bạn, em cảm thấy rất tự hào. Quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường, em còn được biết thêm về văn hóa của các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn huyện, em thấy nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh thật sự rất bổ ích.”

Không chỉ là hoạt động trải nghiệm, đây còn là dịp khuyến khích học sinh gần hơn với văn hóa truyền thống, thôi thúc các em say mê tìm hiểu, khám phá những nét độc đáo, đặc sắc trong văn hóa của dân tộc mình, góp sức vào mục tiêu bảo tồn, phát huy bản sắc. Em Lý Thị Thảo, học sinh lớp 6 chia sẻ: “Em rất thích trang phục của dân tộc Dao, nó thực sự rất đẹp. Vào mỗi buổi hoạt động ngoại khóa, em và các bạn đến trường đều mặc quần áo trang phục dân tộc mình, em cảm thấy rất tự hào. Em còn được học điệu múa chuông của dân tộc Dao, em rất vui vì được tham gia biểu diễn tại những sự kiện quan trọng của trường.”

Với sự nỗ lực quyết tâm của nhà trường, việc giáo dục học sinh cho giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động, đã phát huy được hiệu quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường; giúp học sinh luôn gắn bó với trường lớp, từ đó cố gắng học tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bài, ảnh: NGUYỄN DỊU


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn trường THPT Chuyên Hà Giang tổ chức Hội thi "Khi tôi 18"

BHG - Chiều 30.3, Đoàn trường THPT Chuyên Hà Giang tổ chức Hội thi "Khi tôi 18" với chủ đề Sắc màu văn hoá. Đây là một trong những hoạt động hoạt động giáo dục trải nghiệm ngoài giờ lên lớp thường niên của Trường THPT Chuyên Hà Giang.

31/03/2024
Điểm trường Tả Phìn những ngày “mùa khô, nước hiếm”

BHG - Xã Tả Phìn là xã nội địa đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Văn. Khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh. Không sông, không suối, mỗi khi mùa khô đến mang theo "nỗi ám ảnh" không có nước sử dụng. Đầu tháng 3 năm nay, hồ treo Tả Phìn B là nguồn cung cấp nước chính cho bà con xã Tả Phìn đã cạn đáy. Thiếu nước sinh hoạt cho học sinh trở thành áp lực đối với thầy và trò tại điểm trường PTDTBT Tiểu học và THCS Tả Phìn.

31/03/2024
“Chìa khoá” đạt thủ khoa của các học sinh giỏi cấp tỉnh
BHG - Đã hơn 1 tuần trôi qua kể từ ngày công bố kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh nhưng thầy trò trường THCS Lê Quý Đôn (TP. Hà Giang) vẫn vẹn nguyên cảm xúc vui mừng xen lẫn tự hào. Với 96,1% học sinh đạt giải, trường THCS Lê Quý Đôn trở thành trường đạt được số giải nhiều nhất từ trước đến nay trong 1 kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 của tỉnh. 
28/04/2024
Vị Xuyên nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia
BHG - Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (TĐCQG) là một trong những giải pháp quan trọng hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Những năm qua, huyện Vị Xuyên tích cực huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đổi mới phương pháp dạy và học, nâng tỷ lệ TĐCQG trên địa bàn đạt 63,5%.
26/04/2024