Quản Bạ, thực trạng và giải pháp giáo dục Mầm non

08:10, 24/04/2013

HGĐT- Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, ngành, nhiều năm qua, huyện Quản Bạ có nhiều chính sách ưu đãi cho giáo dục, nhất là ngành học Mầm non, bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, đáp ứng nhu cầu dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.



Khu nhà công vụ giáo viên trường Mầm non xã Quyết Tiến được đầu tư xây dựng khang trang.


Hiện công tác dạy và học của các trường Mầm non trên địa bàn đã có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của Quản Bạ nói riêng, của tỉnh nói chung. Hệ thống các trường học Mầm non được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố, đồng bộ tại 13 trường chính; 104/109 điểm trường Mầm non thôn bản có nhà cấp 4 lợp tôn và Brô xi-măng, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Những năm gần đây, ý thức trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc huy động trẻ đến trường luôn được coi trọng; 100% cán bô, giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn; trong tổng số 427 cán bộ, giáo viên bậc học Mầm non thì trên 1/3 có trình độ đại học và cao đẳng; đa phần tâm huyết với nghề, có tinh thần, trách nhiệm cùng các cấp, ngành, đoàn thể thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa trẻ tới trường, tạo thuận lợi, thu hút trẻ đến trường hàng năm đạt 95%, riêng học sinh 5 tuổi đạt tỷ lệ 98,67%.

 

Tính đến tháng 3.2013, Quản Bạ có 4.693 học sinh bậc học Mầm non, so đầu năm học 2011 - 2012 tăng 255 em, trong đó học sinh nhóm nhà trẻ 1.155 em; học sinh mẫu giáo 213 lớp với 3.583 em...; được chăm sóc, dạy dỗ theo đúng quy trình với đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp đặc thù từng lứa tuổi. Đại đa số học sinh bậc học Mầm non tại các trường chính được phục vụ ăn trưa ngay tại trường, do vậy công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ luôn được các trường đặc biệt coi trọng, bếp ăn đều đạt tiêu chuẩn, có đủ nước sạch phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ... Hàng tháng, các trường đều phối hợp với Trạm Y tế xã, thị trấn tiến hành cân, đo, theo dõi sức khoẻ cho trẻ. Về cơ sở vật chất nhà công vụ cho đội ngũ giáo viên bậc học Mầm non cũng có sự chuyển biến tích cực, đến nay đáp ứng được 80 - 85% nhu cầu. Tuy nhiên, giáo dục Mầm non ở Quản Bạ còn gặp những khó khăn, trở ngại, nhất là tại các xã, thôn vùng giáp biên, vùng sâu, xa do chênh lệch khá lớn về nhận thức; cơ sở vật chất còn thiếu, có điểm trường còn phải học nhờ bậc Tiểu học...

 

Từ những kết quả đạt được và khó khăn trên, có thể xác định nhiệm vụ, giải pháp của giáo dục Mầm non Quản Bạ là cần làm tốt hơn việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp từng bước xây dựng, nâng cấp các cơ sở trường lớp, trang thiết bị dạy học, nhất là tại các điểm trường nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học; tích cực tuyên truyền tới phụ huynh về lợi ích của việc đưa trẻ tới trường và kiến thức nuôi dạy trẻ. Đối với các trường, cần tiếp tục xây dựng các chủ điểm phong phú về thể loại, khuyến khích sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cô và sản phẩm của trẻ; nhân rộng giờ dạy sáng tạo cho giáo viên tham khảo, áp dụng vào thực tế; quan tâm cho trẻ làm quen với các chuyên đề về Toán, Văn học, chữ viết, lễ giáo và làm quen với môi trường xung quanh phù hợp mỗi độ tuổi. Phòng GD - ĐT thường xuyên kiểm tra, giám sát chuyên môn, nghiệp vụ cũng như chất lượng dạy và học theo đúng quy định của Bộ GD – ĐT...

 

Với những thành tích đạt được, cùng những giải pháp đã, đang triển khai, chắc chắn giáo dục Mầm non của huyện Quản Bạ sẽ có những bước phát triển tích cực.


HOÀNG NGỌC

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Từ nhận thức đến phát huy nội lực xây dựng cộng đồng khuyến học
HGĐT - Nói chuyện với ông La Ngọc Thuyết, người dân tộc Tày ở bản Pom Cút, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê để hiểu thêm công cuộc Khuyến học, khuyến tài ở một vùng đất xa xôi, hẻo lánh. Ông bảo: "Điều quan trọng vẫn là nhận thức của mỗi người về chuyện học tập của gia đình, dòng họ và con cái.
29/03/2013
Nhiều HSSV ở Đồng Yên có thêm điều kiện theo đuổi ước mơ học tập
HGĐT- Là xã thuộc huyện Bắc Quang, Đồng Yên có 1.644 hộ dân với 7.376 khẩu, hộ nghèo chiếm 5% và hộ cận nghèo chiếm 8,1%. Hơn 60% hộ dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nên đời sống của bà con nơi đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ gia đình có con em là HSSV đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Từ khi
28/03/2013
Kết quả sau 5 năm triển khai Chương trình tín dụng cho vay HSSV
HGĐT- Từ khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV, đối tượng đã được mở rộng hơn. HSSV có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người (BQĐN) tối đa bằng 150% mức BQĐN của hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn (HCKK) về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh được vay
28/03/2013
Đoàn đại biểu Quốc khóa XIII tỉnh Hà Giang giám sát, làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông
HGĐT- Sau khi giám sát tại các huyện, thành phố, ngày 25.3, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh ta do đồng chí Thào Hồng Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII của tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát, làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Về phía
27/03/2013