Ngành du lịch “siết” bằng tăng các mức phạt

10:58, 17/06/2011

Nếu như các quy định xử phạt đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trước đây còn mang tính chung chung thì nay, một dự thảo mới đang được xây dựng sẽ xử phạt cụ thể, rõ ràng từng vi phạm, mức phạt cao nhất lên tới 40 triệu đồng.


Tăng hàng loạt mức phạt

So với quy định tại Nghị định 149/2007/NĐ-CP thì dự thảo được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng hầu hết các hành vi vi phạm đều bị tăng mức xử phạt tiền.

Chẳng hạn, nếu vi phạm về kinh doanh lữ hành như: sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch sẽ phạt tiền từ 7 -10 triệu đồng, trước đây quy định cũ chỉ phạt từ 3-5 triệu đồng.

Sử dụng hướng dẫn viên không có thẻ hoặc không có thẻ mà tự làm hướng dẫn viên đều bị xử phạt nặng. Ảnh: Internet.
Sử dụng hướng dẫn viên không có thẻ hoặc không có thẻ mà tự làm hướng dẫn viên đều bị xử phạt nặng. Ảnh minh họa

Nếu hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên du lịch quốc tế; không mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định; thay đổi chương trình du lịch, tiêu chuẩn, dịch vụ đã ký kết mà không được sự đồng ý của khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch thì đều bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.

Nếu như mức phạt cao nhất theo quy định cũ là 30 triệu đồng thì quy định mới đang đề xuất tăng lên 40 triệu đồng với hành vi:  tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để hoạt động, kinh doanh lữ hành; hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Đối với hướng dẫn viên du lịch cũng sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng nếu vi phạm hành vi: tẩy xoá, sửa chữa nội dung thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên để hành nghề; sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài (quy định cũ phạt từ 1-2 triệu đồng).

Đặc biệt, nếu hướng dẫn khách du lịch mà không có thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định; sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả, giấy chứng nhận thuyết minh viên giả để hành nghề; tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch chỉ bị phạt 2-3 triệu đồng thì dự thảo quy định mới tăng mức phạt lên 5-10 triệu đồng.

Bên cạnh đó, dự thảo còn bổ sung thêm một số hành vi vi phạm còn thiếu mà đang diễn ra trên thực tế như: các hành vi tiếp thị, bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp sẽ phạt từ 25-30 triệu đồng, sử dụng ô tô vận chuyển khách du lịch không đảm bảo trang thiết bị, tiện nghi, không mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện… đều phạt từ 1-5 triệu đồng.

Sẽ loại bỏ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Với những mức xử phạt hành vi vi phạm mới, nhiều hãng lữ hành rất ủng hộ, họ cho rằng với cách “siết” này sẽ loại bỏ được những hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty du lịch cũng như các hãng lữ hành.

Trao đổi với Laodong.com.vn, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Cty Lữ hành Hanoitourist nhấn mạnh, mức xử phạt phải tương ứng với hành vi gây hại, bởi gây hại vừa thiệt cho nhà nước vừa thiệt cho những công ty đứng đắn. Đã phạt là phạt thật nghiêm thì tính răn đe mới có giá trị. Trường hợp công ty không có giấy phép, hướng dẫn viên không có thẻ mà đi làm tức là đang làm “chui”, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh thì cần phạt nặng.

Ông Kế còn đề nghị cần có mức phạt thật nặng. Ví như, các công ty hoạt động “chui”, không được phép kinh doanh lữ hành quốc tế như trường hợp chìm tàu ở Hạ Long làm thiệt hại hơn chục người thì mức xử phạt gấp 10 lần cũng không oan. Trường hợp này mà chỉ phạt 7 hay 15 triệu đồng thì vẫn chưa đủ mạnh bởi sau đó họ có thể lập công ty khác để tiếp tục hoạt động ngay. Hành vi này là sai trái dẫn tới thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả đất nước cần phạt thật nặng và truy tố.

Vấn đề bổ sung xử phạt nếu sử dụng ô tô vận chuyển khách du lịch không đảm bảo trang thiết bị, tiện nghi… ông Kế cho rằng, cần phải phạt cực nặng vì nó sẽ giúp cho ngành giao thông quản lý tốt hơn bởi nếu gây hại không chỉ gây nguy hiểm, thiệt hại cho ngành giao thông mà còn cho cả ngành du lịch.

Đề xuất bổ sung xử phạt các hành vi tiếp thị, bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp thì cần xác định rõ thế nào là đa cấp du lịch? Thực ra ở đấy là “núp bóng”, trường hợp này cần phải phạt nặng cả người “núp bóng” lẫn người “cho núp bóng”. “Áp dụng vấn đề phạt nặng này sẽ rất tốt cho quá trình cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty du lịch”, ông Kế cho hay.


Lao động

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần có giải pháp tích cực gìn giữ cảnh quan môi trường ở Khau Vai
HGĐT- Trong những năm qua, do nhu cầu cuộc sống của người dân được nâng cao nên các hoạt động vui chơi giải trí cũng đã phát triển đa dạng, phong phú, đặc biêt nhu cầu đi du lịch khám phá và du lịch sinh thái đã trở thành thông lê đối với nhiều người, không những ở trong nước, trong tỉnh, mà còn cả ở nước ngoài.
27/05/2011
Cù Lao Chàm - Điểm du lịch xanh không túi nilon
Những ai lần đầu đến với Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) chắc chắn sẽ bị hòn đảo này quyến rũ. Một màu biếc xanh nguyên sơ của cây rừng nối liền với màu xanh của biển bằng dải lụa cát trắng mịn màng, lấp lánh dưới ánh nắng vàng và màu trời xanh thẳm…
27/03/2011
Bắc Mê, đánh thức tiềm năng du lịch
HGĐT- Bắc Mê là huyện vùng sâu của tỉnh Hà Giang, nơi được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên quý giá, giàu tiềm năng để trở thành vùng du lịch sinh thái cực kỳ hấp dẫn. Trong những năm gần đây, Bắc Mê đã tích cực khai thác thế mạnh về du lịch, thu hút hàng nghìn du khách tham quan du lịch mỗi năm và trở thành một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh ta.
23/05/2011
Thử cảm giác đi trên “sống mũi con ngựa”
Nghe cái tên Mã Pí Lèng, có lẽ không xa lạ với những kẻ backpacker, nghe như thân quen lắm. Uh, thì Mã Pí Lèng mà, nghĩa là gì, là “sống mũi con ngựa”, là một trong 'tứ đại đỉnh đèo' của miền Bắc.
20/05/2011