Lễ hội Lồng Tông chùa Sùng Khánh năm 2025

16:47, 12/02/2025

BHG - Sáng 12.2, UBND xã Đạo Đức (Vị Xuyên) khai mạc Lễ hội Lồng Tông chùa Sùng Khánh Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự lễ hội có lãnh đạo huyện Vị Xuyên, đông đảo người dân, du khách.

Nhân dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) tham gia thi cấy lúa tại lễ hội.
Nhân dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) tham gia thi cấy lúa tại lễ hội.

Lễ hội Lồng Tông là lễ hội truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, được xã Đạo Đức tổ chức thường niên trong nhiều năm qua. Lễ hội là ngày hội xuống đồng mang theo ước nguyện của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã cầu mong một năm mới có nhiều sức khỏe, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mọi nhà đều ấm no, hạnh phúc; lễ hội cũng là dịp để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với thiên nhiên trời, đất, với tổ tiên, với các bậc thánh hiền. Thông qua các hoạt động tại lễ hội góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống và giá trị di tích, đẩy mạnh quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương.

Người dân và du khách dâng hương chùa Sùng Khánh.
Người dân và du khách dâng hương chùa Sùng Khánh.

Tại lễ hội diễn ra Lễ dâng hương chùa Sùng Khánh, ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Trần, năm Bính Thân 1356, được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia, là nơi còn lưu giữ 2 bảo vật quốc gia độc bản là tấm bia đá gốc thời vua Trần Dụ Tông dựng năm 1367 và quả chuông đồng đúc năm 1705. Cùng với đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống như: Múa, hát Then, thi cấy lúa, tung còn, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo, trưng bày trang phục và nông sản địa phương diễn ra sôi nổi, thu hút đồng đảo người dân và du khách tham gia.

Vui hội tung còn.
Vui hội tung còn.

Tin, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đôi bạn tuổi rắn
Bé Ngọc đang cùng bạn Tôm tập cầu lông trước cửa, bỗng nghe tiếng hỏi: - Cháu ơi, đây có phải nhà cô Bích không? - Vâng. Cô tìm mẹ cháu ạ? Mẹ ơi! Có ai hỏi mẹ này!
31/01/2025
Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa
BHG - Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy… ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc trong thôn chỉ đạo, lúc đó thôn rộng lớn bằng mấy thôn bây giờ mà số hộ cũng chưa đến 100 hộ. Ngày nay việc tổ chức lễ hội có nơi đã làm ở quy mô toàn xã, nhưng cách thức tổ chức có nơi đã giản tiện hơn nhiều so với ngày xưa.
31/01/2025
Mâm cỗ ngày Tết của người Tày ở Quang Bình
BHG - Không chỉ đơn thuần là bữa ăn sum họp, mâm cỗ Tết của người Tày chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện của sự đoàn kết gia đình và lòng tri ân với tổ tiên. Trong mâm cỗ ấy, thịt lợn được coi là món chính để chế biến thành nhiều món ăn tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa và sự sáng tạo của người dân.
30/01/2025
Nét đẹp văn hoá tâm linh ngày đầu năm mới của người dân Hà Giang
BHG - Đã thành thông lệ, vào sáng Mùng 1 Tết, từng dòng người ở khắp nơi lại tấp nập đổ về các điểm tâm linh trong tỉnh để viếng đầu năm và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.
30/01/2025