Hoàng Su Phì bảo tồn nét văn hóa của người Dao áo dài

16:13, 06/12/2024

BHG - Người Dao ở Hoàng Su Phì chiếm khoảng 23% dân số trong toàn huyện, sinh sống chủ yếu ở các xã phía Đông và phía Nam của huyện, là dân tộc định cư lâu đời và sống thành bản làng. Người Dao nơi đây cơ bản vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện qua các lễ hội truyền thống, trang phục, tập quán tín ngưỡng và chữ viết.

Văn hóa của dân tộc Dao nói chung, người Dao áo dài ở huyện Hoàng Su Phì nói riêng rất phong phú, đa dạng được thể hiện trong lễ cúng thần rừng, cúng đầu năm mới, nghi lễ cưới xin, tảo mộ, ma chay, trong tất cả hoạt động sinh hoạt văn hoá đều có những bài hát, các làn điệu dân ca. Đặc biệt là các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì và coi trọng, trong đó nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của con trai là nghi lễ quan trọng không thể thiếu. Theo phong tục của người Dao áo dài, lễ cấp sắc được tổ chức cho con trai từ 10 tuổi trở lên, người thụ lễ sẽ được đặt tên âm, sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao áo dài mới được công nhận là đã trưởng thành, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.

Lễ cấp sắc của người Dao áo dài ở xã Nam Sơn.
Lễ cấp sắc của người Dao áo dài ở xã Nam Sơn.

Nghệ nhân Đặng Kim Phúc, thôn 4 Nậm Ai, xã Nam Sơn cho biết: Trong lễ cấp sắc của người Dao áo dài, thầy con sẽ được cấp 6 đèn để rọi sáng tâm hồn, sau khi hoàn thành các phần lễ thì thầy con mới được trưởng thành và được tổ tiên công nhận. Với người Dao áo dài, lễ cấp sắc được truyền lại qua nhiều đời, trước ngày thụ lễ, người được cấp sắc phải ở một mình, không được tiếp xúc với ai trong 2 ngày, sau khi làm lễ xong mới được tiếp xúc với mọi người. Nghi lễ được thực hiện trong 2 - 3 ngày, với các nghi thức chính là trình diện và thụ đèn, tham gia làm lễ sẽ có 4 thầy chính và 2 thầy phụ, người được cấp sắc thông qua nghi lễ này sẽ được tìm hiểu về lịch sử, cội nguồn và ý nghĩa của những bài cúng, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc mình.

Để duy trì và bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc Dao, thì bộ chữ Nôm Dao truyền thống là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống, văn hóa tín ngưỡng truyền đời của người Dao, đặc biệt là Dao áo dài, đây là di sản quý giá đại diện cho văn hóa cội nguồn dân tộc.

Nghệ nhân Đặng Văn Hỳ, thôn Thái Bình, xã Bản Luốc truyền dạy chữ Nôm Dao.
Nghệ nhân Đặng Văn Hỳ, thôn Thái Bình, xã Bản Luốc truyền dạy chữ Nôm Dao.

Nghệ nhân Đặng Văn Hỳ, thôn Thái Bình, xã Bản Luốc cho biết: Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các nền văn hóa từ bên ngoài đã tác động không nhỏ đến ý thức của người Dao, đặc biệt là Dao áo dài. Như hiện nay người biết đọc, biết viết chữ Nôm Dao ở Hoàng Su Phì không còn nhiều, chủ yếu là lớp người cao tuổi, trăn trở trước thực trạng đó, ông đã cùng chính quyền địa phương tổ chức mở lớp truyền dạy chữ Nôm Dao cho đến ngày nay. Việc mở lớp dạy chữ Nôm Dao không chỉ đem lại cho các học viên biết viết, biết đọc, mà còn được truyền dạy văn hóa truyền thống của dân tộc mình, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì thông thạo chữ viết dân tộc sẽ giúp mỗi học viên có thể tự nghiên cứu các văn tự của người Dao, hiểu về nghi lễ, phong tục để dạy con cháu, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Dao.

Ngoài sinh hoạt cộng đồng cùng với các giá trị văn hoá của mình, thì người Dao áo dài ở Hoàng Su Phì đã có thêm cơ hội để giao lưu, quảng bá các làn điệu dân ca, dân vũ của mình tại nhiều hoạt động văn hóa, các sự kiện của địa phương. Đó là những cách làm hay, linh hoạt để các thế hệ người Dao cùng ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong cộng đồng. Đặc biệt là Dao áo dài.

Bài, ảnh: Văn Và (Hoàng Su Phì)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lưu giữ “hương rừng" Tây Côn Lĩnh
BHG - Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ thì trên các ban thờ của mỗi gia đình không thể thiếu đi những nén hương trầm thơm ngát. Ẩn sâu bên trong hương thơm nồng ấm ấy không chỉ là lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu dành cho tổ tiên mà còn thể hiện những câu chuyện riêng về truyền thống văn hóa dân tộc.
29/11/2024
Hỗ trợ người dân phát triển du lịch
BHG - Quản Bạ là một huyện nằm trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. Với thế mạnh là nhiều danh lam thắng cảnh, điểm check in mới lạ và đa dạng văn hóa các dân tộc. Thời gian qua chính quyền địa phương cùng người dân đã tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm.
28/11/2024
Rêu đá - Thức quà của dòng suối trong lành
BHG - Trong tiếng Tày,  “Quoẹ húc” chỉ loại rêu quý hiếm, mọc bám vào các gờ đá nơi thượng nguồn con suối. Là thức quà của dòng suối trong lành, rêu đá gắn liền với cuộc sống của người Tày xã Xuân Giang và xã Bằng Lang (huyện Quang Bình) từ bao đời nay. Trong năm 2024, món rêu đá nướng của người Tày Quang Bình đã được vinh danh với giải Nhất trong cuộc thi Chấm món ăn tiêu biểu các tỉnh, thành phố tại Lễ hội Văn hóa, Du lịch, Ẩm thực Quốc tế Hà Giang lần thứ I. 
27/11/2024
Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
BHG - Dân tộc Cờ Lao là một trong số ít các dân tộc thiểu số sinh sống ở chân dải Tây Côn Lĩnh, thuộc địa phận xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) còn lưu giữ được nghề thêu thổ cẩm truyền thống. Qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Cờ Lao đã tạo ra những sản phẩm với màu sắc và hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Mỗi vạt áo, gấu quần được thêu họa tiết tỉ mỉ, chỉn chu bởi sự sáng tạo của những người phụ nữ gửi gắm biết bao tâm tình, nét đẹp trong đời sống văn hóa, được coi là “hồn cốt” góp phần tạo nên bản sắc đặc trưng của người Cờ Lao.
22/11/2024