Du lịch Hoàng Su Phì vươn mình bứt phá

17:39, 16/01/2024

BHG - Đề án “Quy hoạch phát triển du lịch huyện Hoàng Su Phì giai đoạn 2017 - 2021, định hướng đến năm 2030” đã thúc đẩy phát triển du lịch (DL) thông qua nâng cao chất lượng nhân lực, tận dụng tuyến, điểm DL và cải thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

Thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên là một minh chứng về thành công trong phát triển DL cộng đồng. Ban đầu là vùng đất nghèo, nhờ sự đầu tư và phát triển DL cộng đồng, nay thôn đã trở thành điểm DL hấp dẫn. Với 28 hộ gia đình kinh doanh homestay và 5 khu nghỉ dưỡng, hàng năm tổng doanh thu từ DL cộng đồng đạt trên 3 tỷ đồng, mang lại nguồn thu nhập bền vững cho người dân địa phương.

Du khách nước ngoài đi bộ trải nghiệm tại thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên.
Du khách nước ngoài đi bộ trải nghiệm tại thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên. Ảnh: Hoàng Tính

Anh Triệu Mềnh Kinh là một trong những hộ điển hình về phát triển DL của huyện; cuối năm 2014 cùng với sự hỗ trợ của dự án Helvetas, anh đầu tư trên 200 triệu đồng, huy động anh em trong gia đình đóng góp ngày công để xây dựng mô hình DL “Kinh homestay”. Năm 2022, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng và năm 2023 ước tính đạt gần 2 tỷ đồng, giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho một số người dân trên địa bàn xã. Năm 2017, Hợp tác xã (HTX) DL cộng đồng Nậm Hồng được thành lập với 37 thành viên, do anh Triệu Mềnh Kinh làm chủ nhiệm; HTX mang đậm những nét văn hóa của dân tộc Dao, hoạt động theo mô hình chuỗi dịch vụ lưu trú homestay, nuôi trồng cung cấp thực phẩm cho khách DL, hướng dẫn DL, xe ôm và văn nghệ, trình diễn phong tục. Các hộ tham gia HTX được phân công từng nhiệm vụ riêng theo khả năng và thế mạnh. Hiện, HTX được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Hà Giang.

Các Homestay ở Hoàng Su Phì tích cực đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của du khách. Ảnh: Yên Hoa
Các Homestay ở Hoàng Su Phì tích cực đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của du khách. Ảnh: Yên Hoa

Xác định phát triển DL là một trong những chương trình trọng tâm, mục tiêu đột phá đưa ngành DL trở thành ngành kinh tế phát triển toàn diện, giúp người dân giảm nghèo. Ngoài chỉ đạo quản lý, phát huy tốt giá trị các di tích, di sản đã được các cấp ra quyết định xếp hạng di sản, trong đó có 4 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh và 2 di tích quốc gia, thì huyện còn là mảnh đất giàu tiềm năng để khai thác các thế mạnh về phát triển DL sinh thái, trải nghiệm, khám phá mạo hiểm như: Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, đỉnh Tây Côn Lĩnh, vườn chè cổ thụ, DL tâm linh, ruộng bậc thang và các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm. Cơ sở vật chất hạ tầng được quan tâm đầu tư, 100% xã, thị trấn, thôn có đường cứng hóa đến trung tâm; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa kiên cố; 3 xã được công nhận đạt chuẩn về xây dựng NTM.

Có thể thấy, huyện Hoàng Su Phì đang vươn mình phát triển mạnh mẽ về DL, thông qua hàng năm tổ chức thành công sự kiện Tuần văn hóa DL, đã tái hiện nhiều lễ hội, văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện như: Cúng cơm mới, Tết Khu Cù tê của dân tộc La Chí; lễ hội Quỹa Hiéng, Bàn Vương của dân tộc Dao; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ Cúng thần rừng của dân tộc Nùng, triển lãm các sản phẩm du lịch của địa phương... tạo ấn tượng sâu sắc với du khách, đồng thời là dịp để huyện đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Hoàng Su Phì – điểm đến ngắm mùa lúa chín đẹp nhất nhì vùng Tây bắc. Ảnh: Bằng Lang
Hoàng Su Phì – điểm đến ngắm mùa lúa chín đẹp nhất nhì vùng Tây Bắc. Ảnh: Bằng Lang

Anh Nick Nguyễn, du khách đến từ Nhật Bản cho biết: Lần đầu đến với huyện Hoàng Su Phì, tôi rất ấn tượng với vẻ đẹp ruộng bậc thang khi vào mùa lúa chín, được khám phá, trải nghiệm các hoạt động văn hóa đặc sắc, đây là kỷ niệm đáng nhớ đối với tôi.

Hoạt động DL cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp bảo tồn và thúc đẩy giá trị văn hóa và phong tục của cộng đồng địa phương. Tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm và tìm hiểu, thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành DL của huyện. Từ năm 2020 đến nay, huyện Hoàng Su Phì đã đón 165.670 lượt khách, trong đó khách nước ngoài 2.415 lượt; tổng doanh thu ước đạt 140,35 tỷ đồng, góp phần vào sự phát triển tại địa phương.

Hoàng Tính (Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu trở thành khu du lịch trọng điểm cấp Quốc gia

BHG - Năm 2023, du lịch (DL) Hà Giang có bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều kết quả ấn tượng, khách DL đến tỉnh đạt trên 3 triệu lượt người, tổng doanh thu DL đạt trên 7.000 tỷ đồng, “về đích” trước 2 năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tạo đà vững chắc đưa DL thành ngành kinh tế mũi nhọn và hướng đến mục tiêu xây dựng Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC) trở thành khu DL trọng điểm cấp Quốc gia vào năm 2030. Nhân dịp năm mới 2024, phóng viên (PV) Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Hồng Hải, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về những mục tiêu mới để tiếp tục phát triển DL bền vững.

16/01/2024
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn năm 2024

BHG - Chiều 15.1, tại Khách sạn Yên Biên Luxury (thành phố Hà Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (TT&DL) tổ chức Chương trình gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn năm 2024. Tham dự có các đồng chí nguyên lãnh đạo, cán bộ Sở Văn hóa, TT&DL qua các thời kỳ; lãnh đạo các Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Du lịch các huyện, thành phố cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở.

16/01/2024
Làng du lịch lục giác dưới chân đèo Mã Pì Lèng

  ↵

BHG - Làng Văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc là nơi tập trung nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, không gian văn hóa hấp dẫn. Đặc biệt là sự mến khách của người dân nơi đây đã trở thành thỏi nam châm thu hút du khách trong và ngoài nước khi lên vùng cao núi đá Mèo Vạc.

15/01/2024
Truyền thuyết về cây đại thụ” – Tả Sử Choóng

  ↵

BHG - Tả Sử Choóng (Hoàng Su Phì) là xã chỉ có dốc và dốc, đồi núi tít trên cao hàng ngàn mét so với mặt nước biển, khe suối chảy từ đỉnh núi xuống tận dưới sâu tới vài trăm mét tạo ra địa hình thật là dốc. Đỉnh núi ngày xưa toàn rừng xanh bao bọc các dông đồi từ cao xuống thấp; từ tập tục du cư phá rừng làm nương của người dân nơi đây những năm của thế kỷ trước, rừng xanh biến thành đồi trọc; và rồi các sườn đồi được khai phá thành ruộng bậc thang để đổi thay cuộc sống du canh, du cư thành định cư, định canh cho đến ngày hôm nay.

15/01/2024