Chàng trai dân tộc Tày Nguyễn Xuân Hữu với tình yêu hát Then, đàn Tính

09:56, 04/12/2023

BHG - “Tiếng hát em ấm áp lời thương, tiếng đàn em ngân nga lời nhớ, ớ ơi, ớ hời… Nhớ tiếng Bác vọng từ năm nao, toàn dân đứng lên cùng kháng chiến, đất ngàn năm vang mãi ơ chiến công….”. Đây là một trong những làn điệu Then đã rất quen thuộc được cất lên bởi chàng trai dân tộc Tày Xuân Hữu, 32 tuổi, quê ở xã Quang Minh (Bắc Quang).

Sinh ra trong cái nôi văn hóa truyền thống hát Then nên từ nhỏ, tiếng đàn Tính đã ăn sâu vào tiềm thức, thôi thúc anh Xuân Hữu có một tình yêu mãnh liệt. Ước mơ hát Then, đánh đàn Tính, được nối tiếp các thế hệ, bảo tồn và lưu giữ những thanh âm đẹp đẽ của dân tộc mình đã nhen nhóm trong anh Hữu từ những ngày còn nhỏ. Nhưng rồi anh cũng phải tạm cất ước mơ đó khi thi vào ngành Sư phạm. Sau đó, tình yêu mãnh liệt với hát Then, đàn Tính đã thôi thúc anh rẽ ngang, quyết tâm trở lại với niềm đam mê của mình. Dù cho gia đình, bạn bè ngăn cản, anh vẫn quyết tâm đến Tuyên Quang, xin theo học thầy Chu Văn Thạch, một nghệ nhân nổi tiếng về hát Then, đàn Tính.

Anh Xuân Hữu cùng cây đàn Tính.
Anh Xuân Hữu cùng cây đàn Tính.

Năm 2012, anh Hữu có cơ hội được tham gia lớp học đàn Tính do xã tổ chức, với mục đích thành lập đội văn nghệ dân gian, bảo tồn văn hóa của dân tộc. Anh chia sẻ: “Lúc đầu tôi đăng ký tham gia chỉ vì niềm đam mê từ nhỏ, nhưng như có một sức hấp dẫn lạ lùng, càng học càng thấy hay, càng thấy mê. Những lời hát Then, điệu đàn tính uyển chuyển khiến tôi tò mò, thôi thúc tôi tiếp tục con đường học đàn, học hát. Những ngày đầu đến xin thầy theo học, tôi phải xin ở nhờ nhà một người bạn. Trong gần một tháng trời, dù chưa được thầy chấp nhận, tôi vẫn kiên trì đi xem thầy diễn, hỏi han các nghệ nhân, một lòng xin thầy được học. Có lẽ nhìn thấy sự bền bỉ, lòng yêu nghệ thuật và sự quyết tâm của tôi, thầy Thạch đã đồng ý. Bắt đầu từ đó, tôi theo thầy, một thầy một trò, ban ngày đi làm nương, làm rẫy, tối đến học Then, học đàn”.

Trong hành trình đi diễn, anh nhận ra, môn nghệ thuật truyền thống của đồng bào mình đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Anh Hữu quyết định tổ chức các lớp dạy hát Then, đàn Tính trực tiếp cho những ai yêu thích, với mong muốn góp sức mình tô đậm lại những nét văn hoá của người Tày đang dần mờ nhạt trong đời sống. Cứ thế, hơn chục năm nay gắn bó với Then, anh đã rong ruổi nhiều nơi, tổ chức các lớp dạy Then ở nhiều huyện của tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng… Cây đàn Tính và nghệ danh Xuân Hữu đã cùng anh miệt mài trên con đường bảo tồn, quảng bá điệu Then đàn tính, với mong muốn lan tỏa được sự vui tươi như mùa Xuân của lời hát Then, tiếng đàn Tính ấy đến với mọi người.

Đặc biệt, anh Hữu còn tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để quảng bá hát Then, đàn Tính. Trong quá trình dạy Then, anh quay video đăng tải lên các kênh: Youtube, Facebook, Tiktok và nhận được hàng chục nghìn lượt xem và chia sẻ của khán giả trong và ngoài nước. Hiện tại kênh Youtube Xuân Hữu đàn tính đã có gần 22 nghìn người theo dõi. Cũng từ đó, anh nảy ra ý tưởng sẽ kết hợp hát Then, đàn Tính với phát triển du lịch địa phương, vừa là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hát Then và đàn Tính vừa tăng thêm thu nhập cho đồng bào. Nghĩ là làm, anh bắt đầu dạy thử nghiệm hát Then ở nhiều xã như: xã Du Già (Yên Minh), Phương Độ (thành phố Hà Giang), Xuân Giang (Quang Bình)… Và nhận được hiệu ứng rất mạnh mẽ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Cứ thế, tình yêu với Then chưa bao giờ tắt, anh Hữu chinh phục ước mơ, gặt hát được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Anh đạt được Huy chương Vàng tiết mục “Độc tấu đàn tính” tại hội diễn các Đoàn nghệ thuật bán chuyên nghiệp của tỉnh Hà Giang năm 2022, cùng nhiều giải thưởng trong các cuộc thi Liên hoan dân ca, dân vũ. Nhiều lần được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, mới đây nhất được vinh danh là thanh niên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công năm 2023. Đây chính là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực, cố gắng học hỏi không ngừng của anh Xuân Hữu với môn nghệ thuật này.

Bài, ảnh:  NGUYỄN YẾM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đưa “mũi nhọn” du lịch bứt tốc

BHG - Với lợi thế là địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch (DL), tỉnh ta xác định phát triển DL trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, góp phần tạo sinh kế cho người dân vươn lên giảm nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương cực Bắc.

30/11/2023
Phát triển sản phẩm OCOP ở Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm

BHG - Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) được bao phủ bởi những cánh rừng và những cánh đồng quê vô cùng hùng vĩ và bắt mắt. Đến đây du khách sẽ được đắm chìm trong văn hóa của người dân tộc Dao. Năm 2022, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh đã góp phần thúc đẩy tiềm năng du lịch mảnh đất giàu truyền thống, văn hóa.

29/11/2023
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa truyền thống ở Bắc Mê

BHG - Xác định đưa Du lịch (DL) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống là việc cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, huyện Bắc Mê tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất các giải pháp phát triển DL gắn với bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc.

27/11/2023
Mùa măng tay của miền núi rừng Hà Giang

BHG - Trên vùng đất Hà Giang, có nhiều loại măng rừng mọc theo các mùa. Mùa Xuân là thời điểm của những cây măng vầu to khỏe; mùa Hè là những đợt măng nứa, măng giang và các loại măng mai, măng bương thi nhau vươn lên chiếm lĩnh không gian đồi rừng. Cuối Thu, đầu Đông, thời điểm khi những cánh rừng bắt đầu ngả vàng, chuẩn bị ủ mình qua Đông, có một loại măng rừng nhú mầm thức giấc, bắt đầu mùa măng trúc nhỏ. Bà con các dân tộc hay gọi loại măng trúc nhỏ này là măng tay, vì thân măng bé như những ngón tay.

27/11/2023