Chuyển biến tích cực trong công tác văn hóa trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc

15:09, 30/10/2023

BHG - Sau Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021, các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã chỉ đạo triển khai học tập, quán triệt sâu sắc kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; tập trung nghiên cứu 6 nhiệm vụ trọng tâm và 4 giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc.

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông huyện Hoàng Su Phì năm 2023. Ảnh: Yên Hoa
Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông huyện Hoàng Su Phì năm 2023. Ảnh: Yên Hoa

Năm 2021, Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được tổ chức, tỉnh ta kết nối đến 11 điểm cầu các huyện, thành phố và 193 điểm cầu cấp cơ sở với trên 7.000 đại biểu tham dự. Ngay sau đó, các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã chỉ đạo triển khai học tập, quán triệt sâu sắc kết luận của Tổng Bí thư cho đội ngũ cán bộ chủ chốt; tập trung nghiên cứu 6 nhiệm vụ trọng tâm, 4 giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc; đồng thời chỉ đạo các chi bộ, Đảng bộ trực thuộc phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, nhận thức của người đứng đầu và các cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng văn hóa, văn nghệ ngày càng hoàn thiện. Quan điểm “Văn hóa còn, dân tộc còn”, “Văn hóa là nền tảng tinh thần”, là “động lực phát triển” của đất nước được thấm nhuần sâu sắc, văn hóa trong chính trị và kinh tế được coi trọng, nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Giang được ban hành. Thời gian qua, nhiều phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ được tỉnh quan tâm tổ chức đã gắn kết cộng đồng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tình đoàn kết dân tộc được thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực, nội dung phong phú. Các huyện, thành phố tập trung tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống của dân tộc, địa phương, những giá trị chuẩn mực, lối sống tốt đẹp của người Hà Giang; tổ chức cho học sinh, sinh viên tham quan, học tập ngoại khóa tại một số di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho các em. Qua việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, toàn thể nhân dân tinh thần yêu nước, đoàn kết, khơi dậy khả năng sáng tạo, tích cực thi đua lao động, cống hiến hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng. Bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh và kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh và đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ, như thành lập các tổ khảo sát, thống kê phong tục tập quán trong từng xã, từng dân tộc, xác định những phong tục, tập quán lạc hậu cần xóa bỏ, tổ chức mạn đàm và hội thảo để thống nhất triển khai thực hiện.

Các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động nhằm xây dựng con người Hà Giang thời kỳ đổi mới, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hoá, giá trị của quốc gia - dân tộc; xây dựng quy tắc ứng xử trong cộng đồng, xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Hà Giang hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học. Một số chuẩn mực đạo đức, lối sống của con người thời đại mới được đưa vào các văn bản, quy chế, quy định, nội dung, quy tắc của cơ quan, đơn vị, quy ước, hương ước làng, xã như: Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025; chương trình phòng, chống bạo lực gia đình, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình; bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch; bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan và hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh... đã tạo sự lan tỏa, tác động tích cực vào các mặt của đời sống xã hội. Việc đầu tư các nguồn lực cho văn hóa luôn được quan tâm, trong đó chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa.

Xây dựng văn hóa trong tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh luôn được tỉnh chú trọng. Các cấp chính quyền, địa phương thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động.

Phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tỉnh ta xác định tiếp tục thực hiện hiệu quả kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021 và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của tỉnh.

THIÊN THANH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực đưa Mèo Vạc trở thành trung tâm du lịch vùng của tỉnh

BHG - Mèo Vạc có tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa các dân tộc. Những năm qua, huyện đã và đang khai thác hiệu quả thế mạnh của địa phương, góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng huyện Mèo Vạc trở thành trung tâm du lịch vùng của tỉnh.

29/10/2023
Văn hóa Hà Giang đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh

BHG - Ngày 1.10.1991, tỉnh Hà Tuyên được chia tách thành 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Thời điểm này, tỉnh Hà Giang tập trung khắc phục hậu quả cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập. Các cơ sở hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa ở Hà Giang chưa phát triển, kinh tế còn nghèo, đời sống tinh thần nhìn chung còn thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu từ xưa để lại, đồng bào vùng sâu, xa, biên giới còn ít được xem phim, xem biểu diễn nghệ thuật...

29/10/2023
Thúc đẩy liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc mở rộng

BHG - Vùng Tây Bắc mở rộng gồm 8 tỉnh: Hà Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, sở hữu tiềm năng du lịch lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc. Những năm qua, các tỉnh trong khu vực đã đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch, qua đó tạo động lực cho du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương.

29/10/2023
Rộn ràng hội thi làm bánh truyền thống tại thị trấn Đồng Văn

BHG - Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IX, chiều 27.10, thị trấn Đồng Văn tổ chức Hội thi làm bánh truyền thống lần thứ V năm 2023. Dự hội thi có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo huyện Đồng Văn và đông đảo người dân, du khách.

27/10/2023