Mèo Vạc nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch

09:10, 04/07/2023

BHG - Mèo Vạc nằm trong vùng lõi Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng; cùng đó là bề dày văn hóa độc đáo của 17 dân tộc anh em chung sống. Những yếu tố này đã tạo ấn tượng tốt đẹp và đưa Mèo Vạc trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách khi đặt chân lên Cao nguyên đá.

Hiện nay, huyện Mèo Vạc có 7 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cấp quốc gia gồm: Các danh thắng Mã Pì Lèng, hang Rồng, Huệ biển, Lễ hội Năm mới của dân tộc Giáy xã Tát Ngà, Tri thức canh tác hốc đá của cư dân Cao nguyên đá Hà Giang, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai và Lễ Cầu an của dân tộc Giáy xã Nậm Ban. Bên cạnh đó, huyện có 6 làng văn hóa du lịch cộng đồng, 15 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đạt từ 3 – 5 sao OCOP cấp tỉnh, 1 điểm du lịch chợ phiên, 1 tuyến du lịch mạo hiểm, cùng nhiều lễ hội và làng nghề truyền thống đặc sắc...

Lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1, điểm du lịch hấp dẫn ở Mèo Vạc.
Lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1, điểm du lịch hấp dẫn ở Mèo Vạc.

Để phát triển và từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch, huyện Mèo Vạc ban hành nhiều chương trình, nghị quyết, kế hoạch để triển khai, thực hiện. Tập trung vào các nhiệm vụ như: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và giá trị Công viên Địa chất chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn; xây dựng, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du lịch; tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao hàng năm; chú trọng đầu tư, xây dựng hạ tầng, quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong nhà trường…

Trung tuần tháng 5 vừa qua, huyện Mèo Vạc tổ chức thành công Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2023. Lễ hội thu hút hơn 10.000 lượt người đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động trong khuôn khổ chương trình. Nhiều du khách trong và ngoài nước đánh giá: Chợ Phong Lưu Khâu Vai là phiên chợ “có 1 không 2”, bởi chỉ họp duy nhất 1 lần trong năm. Lễ hội năm nay được huyện Mèo Vạc tổ chức bài bản, chu đáo, công phu với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn.

Mới đây, huyện Mèo Vạc triển khai vẽ tranh bích họa lên tường nhà một số hộ dọc Quốc lộ 4C, đoạn qua đèo Mã Pì Lèng từ xã Pải Lủng sang xã Pả Vi. Theo dự kiến, huyện triển khai 10 nhà; đến thời điểm này đã hoàn thành 5 nhà. Sau khi vẽ xong, những tường nhà trở thành bức tranh đặc biệt với họa tiết, hình ảnh như: Cao nguyên đá, cây ngô, cải vàng, mây núi, hàng rào đá truyền thống của người Mông… Việc vẽ tranh bích họa lên các ngôi nhà đã tạo điểm nhấn thu hút du khách đến huyện, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên, giá trị Công viên địa chất và nét đẹp văn hóa truyền thống đồng bào Mông.

Với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, ngành Du lịch huyện Mèo Vạc tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ; hạ tầng du lịch được chú trọng đầu tư; giá trị Công viên địa chất và giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ, phát huy. Đặc biệt, lượng khách du lịch đến huyện tăng mạnh. Năm 2022, huyện đón hơn 360.000 lượt khách, tăng gấp 5 lần so với năm 2021; riêng trong 5 tháng đầu năm 2023, huyện đón trên 245.000 lượt người...

Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Ngô Mạnh Cường cho biết: Để tiếp tục đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời nâng tầm vị thế, thương hiệu Mèo Vạc trên bản đồ du lịch Việt Nam, huyện tập trung triển khai nhiều giải pháp dựa trên nền tảng cốt lõi là giá trị Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn và nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc. 

Bài, ảnh: TRẦN KẾ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tập huấn Văn nghệ dân gian năm 2023
BHG - Trong 2 ngày 29-30.6, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức lớp Tập huấn văn nghệ dân gian. Nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian, khuyến khích văn, nghệ sỹ sưu tầm văn hóa dân gian đặc sắc của các dân tộc góp phần xóa bỏ hủ tục lạc hậu, dây dựng nếp sống văn minh, đồng thời quảng bá sâu rộng hình ảnh đẹp của văn hóa dân gian.
30/06/2023
Mênh mông Suôi Thầu
BHG - Nằm ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển, thảo nguyên Suôi Thầu, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần) mùa này đẹp tựa tranh vẽ với ngập tràn hoa Hướng dương và những vườn cây ăn quả đang mùa thu hoạch, trở thành địa điểm du lịch miệt vườn thu hút nhiều du khách quan tâm.
28/06/2023
Hội thảo “Bảo tồn văn hóa Hà Giang gắn với phát triển du lịch”
BHG - Chiều 27.6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo “Bảo tồn văn hóa Hà Giang gắn với phát triển du lịch”. Đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự và chủ trì hội thảo. Tham dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ban xây dựng đảng Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh; đại diện Ban Tuyên giáo, Tuyên huấn các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố…
27/06/2023
Chuyện của những "nhà báo" không chuyên
BHG - Đã trên 20 năm, cứ đều đặn mỗi tháng một lần đội ngũ cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang (LLVT) và nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh lại được cập nhật 1 chuyên trang Quân sự địa phương trên Báo Hà Giang và thường xuyên được theo dõi những thông tin của chuyên mục Quốc phòng – An ninh trên báo Hà Giang điện tử, 2 chương trình truyền hình với thời lượng 15 phút phát trên sóng Đài PT-TH Hà Giang do đội ngũ cán bộ, chiến sĩ những nhà báo không chuyên của Bộ CHQS tỉnh thực hiện. Để có được những thông tin thời sự phản ánh kịp thời hoạt động của LLVT trong tỉnh, đội ngũ “nhà báo” không chuyên trực thuộc Bộ CHQS tỉnh phải tích cực sâu sát cơ sở để vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, vừa viết đủ tin, bài được phân công.
27/06/2023