Xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến, bản sắc

16:11, 15/02/2023

BHG - Trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế, việc tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bản sắc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước những chuyển biến chung đó, thời gian qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (phong trào) được các cấp, ngành, địa phương triển khai thiết thực, đi vào chiều sâu; góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân và thúc đẩy KT – XH phát triển.

Biểu diễn văn nghệ trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc xã Na Khê (Yên Minh).
Biểu diễn văn nghệ trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc xã Na Khê (Yên Minh).

Phong trào có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT – XH và phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030. Nhận thức được tầm quan trọng này, phong trào được cả hệ thống chính trị thực hiện đồng bộ theo chức năng, nhiệm vụ và lồng ghép, thống nhất giữa các thành viên, được các cơ quan, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang tích cực tham gia thực hiện. Đồng thời, Ban Chỉ đạo phong trào các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân tham gia, xây dựng gia đình, thôn, tổ, khu phố văn hoá gắn với bình xét các danh hiệu văn hóa.

Triển khai phong trào, các hoạt động đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo tiếp tục được các cấp, ngành quan tâm thông qua nhiều hình thức hỗ trợ vốn vay, con giống, chuyển giao công nghệ, KHKT, đào tạo nghề… tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế. Qua đó, bộ mặt thôn, bản, khu phố đã thay đổi rõ rệt, đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, tỷ lệ bê tông hóa đường nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng được nâng lên. Cùng với đó, tăng cường thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Các hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ, khu phố được thực hiện tốt, đặc biệt, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ trong giáo dục con cháu, khuyến học, khuyến tài. Các tổ hòa giải hoạt động hiệu quả, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, vướng mắc xảy ra tại cơ sở; giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Giá trị di sản văn hóa dân tộc được giữ gìn, phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu trong cưới hỏi, ma chay từng bước được xóa bỏ.

Nhân dân phường Trần Phú, thành phố Hà Giang tham gia vệ sinh môi trường.                                    Ảnh: PHẠM HOAN
Nhân dân phường Trần Phú, thành phố Hà Giang tham gia vệ sinh môi trường. 

Góp phần xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, công tác xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được chú trọng. Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh xã hội hoá đã xây dựng thêm nhiều nhà văn hóa xã, trụ sở thôn, sân thi đấu thể thao. Năm 2022, các địa phương hoàn thiện 2 sân vận động, sửa chữa nâng cấp 8 nhà văn hóa xã, sửa chữa, nâng cấp trên 50 nhà văn hóa, khu thể thao thôn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Hoạt động thể dục, thể thao trở thành phong trào tự nguyện, tự giác của đông đảo tầng lớp nhân dân. Hiện, tỷ lệ người tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt 22%; 10% gia đình tập luyện thể dục, thể thao, duy trì 530 câu lạc bộ; có 2.915 đội thể dục thể thao cơ sở; 1.580 điểm, nhóm tập. Các thiết chế văn hóa cấp tỉnh, huyện phát huy hiệu quả, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Song song với đó, công tác xây dựng “Gia đình văn hoá” được triển khai thiết thực đã kịp thời biểu dương gia đình tiêu biểu, xử lý những biểu hiện lệch lạc vi phạm quy ước, hương ước, vi phạm pháp luật. Năm 2022, toàn tỉnh có 73,5% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”. Phong trào xây dựng “Thôn, làng, tổ, khu phố văn hoá”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” được nhân dân tích cực hưởng ứng. Toàn tỉnh có 1.336 làng đạt tiêu chí Làng văn hóa; 18 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị phát động phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá, huy động nguồn lực, trí tuệ phục vụ cho lao động, sản xuất. Nhiều gương người tốt việc tốt, nhiều cán bộ, chiến sỹ và cơ quan, ban, ngành có thành tích trong công tác, lao động, học tập được tuyên dương khen thưởng đã góp phần thực hiện tốt phong trào.

Tiếp tục đưa phong trào đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thời gian tới, các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 2214 phê duyệt Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021-2026. Tăng cường nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống gắn với thực hiện học tập và làm theo Bác, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, chống lãng phí…

Bài, ảnh:  PHẠM HOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quang Bình triển khai Đề án trồng hoa tường vi gắn với chỉnh trang đô thị và phát triển du lịch
BHG - Với mục tiêu xây dựng huyện sáng, xanh, sạch đẹp, tạo cảnh quan môi trường, điểm nhấn thu hút du khách và đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện Quang Bình đang triển khai, thực hiện Đề án trồng hoa tường vi gắn với chỉnh trang đô thị và phát triển du lịch. Toàn huyện phấn đấu trồng khoảng 100.000 cây hoa tường vi, tiến tới tổ chức Lễ hội hoa vào năm 2025.
15/02/2023
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Ngày Thơ Việt Nam
BHG - Tối 14.2, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21 với chủ đề “Nhịp điệu mới”. Dự chương trình có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh và đông đảo người yêu thơ...
15/02/2023
Mèo Vạc bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Lô Lô
BHG - Dân tộc Lô Lô ở huyện Mèo Vạc có khoảng 200 hộ với gần 1.000 khẩu, chủ yếu sinh sống tại xã Xín Cái và thị trấn Mèo Vạc. Tuy chiếm tỉ lệ khiêm tốn nhưng người Lô Lô nơi đây lại có bề dày lịch sử và tín ngưỡng, văn hóa dân gian độc đáo. Để phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp này, công tác bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Lô Lô được huyện đặc biệt quan tâm.
15/02/2023
Thác Bản Giốc vào top đường biên giới tự nhiên đẹp nhất
Tờ báo hàng đầu Hong Kong SCMP liệt kê những đường biên giới tự nhiên được đánh giá đẹp nhất thế giới, trong đó có thác Bản Giốc. Danh sách công bố ngày 10/2 dựa trên đánh giá của chuyên gia du lịch, như một gợi ý về điểm đến mà du khách nên ghé thăm thời gian tới. Điểm chung của những nơi này là các đường biên giới tự nhiên như sông, suối, núi, thác có cảnh hùng vĩ, đẹp.
14/02/2023