Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

09:52, 26/06/2021

BHG - Trường học – nơi không chỉ bồi đắp kiến thức, chắp cánh ước mơ tương lai mà còn là môi trường giáo dục lành mạnh, giúp học sinh hoàn thiện bản thân, ứng xử văn hóa, hình thành nhân cách sống tốt với đầy đủ phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Học sinh Trường Mầm non Sao Mai, thành phố Hà Giang được giáo dục về Tết Cổ truyền dân tộc. 								(Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021)
Học sinh Trường Mầm non Sao Mai, thành phố Hà Giang được giáo dục về Tết Cổ truyền dân tộc. (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021)

Toàn tỉnh hiện có 820 cơ sở giáo dục với tổng số 256.290 trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên bổ túc văn hóa; trên 18.500 cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên. Những năm qua, bên cạnh việc đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngành Giáo dục tập trung triển khai hiệu quả Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, qua đó hình thành văn hóa học đường.

Trong chuyến công tác về với Trường PTDT Bán trú Tiểu học Minh Tân (Vị Xuyên) vào cuối năm học 2020 – 2021, chúng tôi được chứng kiến sự tử tế trong trường học. 5 giờ 30 phút sáng, tiếng trống báo thức vang lên, tất cả phòng ngủ bán trú của học sinh bật sáng đèn, các em nhanh chóng dậy gấp chăn màn, những em gái giúp nhau chải đầu tóc gọn gàng. Các anh chị lớp trên giúp đỡ các em lớp dưới trong sinh hoạt hàng ngày. Gần 300 học sinh bán trú nhưng không chen lấn, xô đẩy mà từ tốn, nhường nhịn, xếp hàng chờ nhau làm vệ sinh cá nhân, nhận đồ ăn sáng. Giàng Thị Xùa là học sinh lớp 1A, vừa được chuyển từ điểm trường thôn Mã Hoàng Phìn về trường chính theo Đề án chuyển học sinh tiểu học từ điểm trường về trường chính của UBND tỉnh. Xùa chưa quen nếp sinh hoạt mới, chưa biết chải đầu tóc gọn gàng, thường xuyên khóc nhớ nhà. Nhưng, ở đây Xùa được các chị giúp đỡ, được các cô hướng dẫn tận tình nên Xùa đã quên nỗi nhớ nhà mà yêu thích việc học ở trường hơn. Trong không gian của ngôi trường, người ta chỉ thấy hiện hữu tình yêu thương của thầy, cô giáo và tình cảm bạn bè, chị em. Sự tử tế ấy hình thành từ quy tắc ứng xử văn hóa trường học mà Trường PTDT Bán trú Tiểu học Minh Tân dày công xây dựng trong thời gian dài. 

Học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học Minh Tân (Vị Xuyên) giúp nhau trong sinh hoạt hàng ngày.                               (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021)
Học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học Minh Tân (Vị Xuyên) giúp nhau trong sinh hoạt hàng ngày. (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021)

Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong trường học, 100% cơ sở giáo dục phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học phù hợp với đặc thù mỗi cấp học, bậc học, nhà trường và điều kiện thực tế; tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh; giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa dân tộc; xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử không ngừng đổi mới thông qua các môn học, hoạt động giáo dục tập thể, câu lạc bộ, hội thi, diễn đàn… theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học; lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, tình cảm của học sinh; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, các trường học tăng cường định hướng giúp học sinh sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, mạng xã hội trong học tập, rèn luyện, hướng nghiệp, giải trí lành mạnh và ứng xử văn hóa trên môi trường mạng. Qua đó, có 93% cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ công đoàn, đoàn, đội tại các trường học được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt trong tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; 90% trường học đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Bên cạnh kết quả đạt được, tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra một vài nơi; số ít cán bộ quản lý, giáo viên chưa thực sự chuẩn mực trong ứng xử, có hành vi và thái độ thiếu kiềm chế, xúc phạm tinh thần, thể chất học sinh; tình trạng học sinh vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử văn hóa, Luật An toàn giao thông và tệ nạn xã hội vẫn xảy ra; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn bất cập… Những hạn chế trên tiếp tục đặt ra cho ngành Giáo dục “bài toán” về xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

Theo đanh giá của lãnh đạo Sở GD&ĐT, sau 3 năm triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025” đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ, tiền đề quan trọng về xây dựng nếp sống đẹp, văn minh trong nhà trường; góp phần hoàn thiện, phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. Trong giai đoạn tiếp theo, toàn ngành Giáo dục tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai các giải pháp đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề án.

Bài, ảnh: Biện Luân


Cùng chuyên mục

Ruộng bậc thang Phương Tiến mùa nước đổ

BHG - Tháng 5, tháng 6, khi cơn mưa mùa hạ trút xuống, nước từ các khe suối, thác nước thượng nguồn đổ về lấp đầy những thửa ruộng bậc thang ở các thôn bản vùng cao của xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên. Đây cũng là lúc bà con bắt đầu bận rộn vào vụ mới

24/06/2021
Các trường học ở Xín Mần sẵn sàng cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT

BHG - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đang đến gần, các ngành chức năng, trường học ở huyện Xín Mần đã hoàn tất các khâu chuẩn bị, sẵn sàng cho kỳ thi. Đến điểm thi Trường THPT Xín Mần, khuôn viên nhà trường được vệ sinh sạch sẽ; phòng thi và các phòng chức năng phục vụ kỳ thi được bố trí hợp lý, đề biển rõ ràng. Kỳ thi năm nay, Trường THPT Xín Mần có 9 phòng thi, 181 thí sinh. 

24/06/2021
Âm nhạc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Cờ Lao

BHG - Trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, âm nhạc là một phần không thể thiếu góp phần tạo nên bản sắc riêng. Mặc dù là dân tộc đặc biệt ít người nhưng người Cờ Lao ở xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) hiện vẫn lưu giữ kho tàng âm nhạc dân gian đồ sộ, trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần và được các thế hệ luôn trân trọng gìn giữ, lưu truyền.

24/06/2021
Hòn đảo nào lớn nhất Việt Nam?

Theo Atlas Địa lý, quần đảo Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc (đảo Ngọc) là hòn đảo lớn nhất Việt Nam. Đảo Phú Quốc có diện tích là 574 km2. Không chỉ là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, đảo Phú Quốc còn là thiên đường du lịch, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng.

 
24/06/2021