Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

10:19, 24/02/2021

BHG - Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 26.7.2017 của  BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về đẩy mạnh công tác xã hội hóa (XHH) GD&ĐT (Nghị quyết số 15); Hà Giang đã nhận được sự quan tâm, chung tay đầu tư, hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; góp phần kiên cố hóa trường, lớp học; nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.

Điểm trường thôn Ngọc Sơn, xã Bạch Ngọc (Vị Xuyên) được đầu tư xây dựng khang trang từ nguồn xã hội hóa. (Ảnh chụp đầu tháng 1.2021).
Điểm trường thôn Ngọc Sơn, xã Bạch Ngọc (Vị Xuyên) được đầu tư xây dựng khang trang từ nguồn xã hội hóa. (Ảnh chụp đầu tháng 1.2021).

Hà Giang là tỉnh biên giới khó khăn, các nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục còn rất hạn chế; trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục lớn; đặc biệt, các phòng học tại điểm trường, phòng bộ môn, phòng thiết bị, phòng làm việc hiệu bộ, phòng học đa năng, thư viện, y tế… của các bậc học còn thiếu nhiều. Toàn tỉnh hiện có 821 cơ sở giáo dục với tổng số trên 245.640 trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên bổ túc văn hóa; 858 điểm trường tiểu học và trên 1.220 điểm trường mầm non; 9.078 phòng học bán kiên cố, 3.241 phòng học tạm và 6.924 phòng học phải mượn, nhờ, thuê. Cơ sở vật chất thiếu thốn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục; đặc biệt trong bối cảnh tỉnh đang thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Cụ thể hóa Nghị quyết số 15, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch XHH giáo dục, chỉ đạo các cấp, ngành, tổ chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân cùng chung tay cho sự nghiệp giáo dục. Sau 3 năm triển khai quyết liệt các giải pháp, công tác XHH giáo dục đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, toàn tỉnh đã mở được 30 nhóm trẻ mầm non tư thục với 458 trẻ, trong đó Tp. Hà Giang 12 nhóm, Vị Xuyên 5 nhóm, Bắc Quang 2 nhóm, Yên Minh 2 nhóm, Mèo Vạc 5 nhóm, Quản Bạ 2 nhóm, Quang Bình 2 nhóm. UBND các huyện, thành phố rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác để đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện mô hình trường chất lượng cao. Toàn tỉnh hiện đang duy trì 3 trường chất lượng cao và 1 trường có lớp chất lượng cao. Đặc biệt, các cấp, ngành tăng cường kết nối, hợp tác trong và ngoài nước; kêu gọi các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho công tác phát triển giáo dục của địa phương với tổng kinh phí hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2020, tổng kinh phí XHH giáo dục trên địa bàn tỉnh đạt trên 121,7 tỷ đồng. Nguồn lực XHH tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, mua sắm trang thiết bị, sách vở, đồ dùng học tập, hỗ trợ ngày công lao động, tiền mặt và các hỗ trợ khác. Một số địa phương thực hiện tốt công tác XHH giáo dục như: Quản Bạ trên 18 tỷ đồng, Xín Mần trên 17,2 tỷ đồng, Hoàng Su Phì gần 16 tỷ đồng, Vị Xuyên trên 15,3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, UBND các huyện, thành phố rà soát, lựa chọn cơ sở kinh doanh thực hiện việc cung cấp dịch vụ nuôi dưỡng và các dịch vụ khác cho học sinh các nhà trường trên địa bàn; có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở này phát triển như: Ưu đãi vay vốn, tạo điều kiện về địa điểm, đất đai, kho bãi… Năm 2020, Sở GD&ĐT phối hợp với  các sở, ngành liên quan lựa chọn và cử 13 học sinh đi du học theo chương trình học bổng tại các trường đại học thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thế Bình cho biết: “Trong điều kiện các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, nhưng nhu cầu đầu tư lớn, công tác XHH giáo dục đã góp phần quan trọng nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập cho ngành Giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà; đặc biệt tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Trong thời gian tới, ngành Giáo dục phối hợp với các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15; huy động tối đa mọi nguồn lực, vật lực của toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT”.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đất trời Xuân Quản Bạ

Xuân 2021 - Tôi rời thành phố Hà Giang vào buổi sớm, đến địa phận Chum Vàng, Chum Bạc, cảnh sắc đã  không còn heo hút. Thấp thoáng những mái nhà nép mình dưới vườn cây ăn quả tươi tốt, ngô trải dài mướt mát, rì rào trong cái rét tê tái những ngày cuối Đông.

23/02/2021
Trò chơi dân gian của người Dao đỏ

BHG - Người Dao đỏ ở huyện Hoàng Su Phì có nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo còn được lưu giữ và phát huy. Trong đó, các trò chơi dân gian cũng rất phong phú, đa dạng và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Mỗi trò chơi đều xuất phát từ cuộc sống lao động hàng ngày của đồng bào, phục vụ mục đích vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, tăng cường gắn kết cộng đồng.

22/02/2021
Người gìn giữ văn hóa truyền thống ở Sà Phìn

BHG - Chiếm phần lớn dân số của huyện Đồng Văn, dân tộc Mông có bề dày văn hóa, lịch sử với tiếng nói, chữ viết, trang phục vô cùng đặc sắc. Đứng trước sự hòa nhập giữa các nền văn hóa, nhưng văn hóa dân tộc Mông vẫn giữ nguyên được giá trị vốn có. Góp một phần trong đó nhờ có những người luôn nỗ lực bảo tồn, gìn giữ thông qua việc truyền dạy cho con, cháu mình. Họ có thể là những nghệ nhân dân gian, người có uy tín, có khi cũng chỉ là một người Mông mong muốn gìn giữ văn hóa đồng bào.

21/02/2021
Huyền bí… nhảy lửa

BHG - Dưới ánh trăng mờ của tháng cuối năm, chúng tôi cùng chờ đợi một nghi lễ đặc sắc của người Dao đỏ sắp được diễn xướng. Một đống lửa lớn được chuẩn bị đang bùng cháy tỏa ra hơi ấm xua đi cái lạnh của mùa Đông. Bản Lùng Vùi, xã Thượng Sơn (Vị Xuyên) chuẩn bị vào lễ nhảy lửa - lễ hội mang đậm bản sắc núi rừng và tâm linh của người Dao đỏ nơi đây.

20/02/2021