Tạo đột phá trong đổi mới giáo dục và đào tạo

07:43, 18/11/2020

BHG - Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng nêu định hướng phát triển giáo dục, đào tạo: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài”.

Có thể nói đây là một điểm mới, trên cơ sở nhận thức giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, lần này Đảng nhấn mạnh cần phải tạo được sự “đột phá”. Bởi chính giáo dục, đào tạo là sứ mệnh phát triển của dân tộc, là hiện tại và tương lai của đất nước. Điểm mới này kế thừa quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh “Đào tạo con người XHCN để xây dựng CNXH”. Con người XHCN phát triển toàn diện trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là con người có sức khỏe, có lòng yêu nước, có đạo đức, có kỹ năng sống, có trách nhiệm công dân, có kiến thức hòa nhập cộng đồng quốc tế; trên cơ sở 5 nội dung theo như định hướng mà Đại hội XII đã nêu đó là: Đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ, năng lực làm việc.

Ảnh: Người Lao Động
Ảnh: Người Lao Động

Từ việc nhìn thẳng vào sự thật, phân tích chính xác về thực trạng giáo dục, đào tạo hiện nay để thấy rõ cần tập trung giải quyết vấn đề gì vừa trước mắt, vừa cơ bản, lâu dài. Phải chăng cần quán triệt sâu sắc hơn lời căn dặn của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Dạy và học là nội dung cơ bản trong suốt quá trình giáo dục, đào tạo để hình thành nhân cách con người. Dạy và học như thế nào để phù hợp với truyền thống dân tộc và sự phát triển tư duy của thời đại, phù hợp với yêu cầu đào tạo con người phát triển toàn diện. Như vậy cần phải quan tâm đến mục tiêu, nội dung, chất lượng, phương pháp dạy và học; đến chương trình học và nội dung sách giáo khoa; đến đội ngũ quản lý và giáo viên; đến cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Phải làm sao phát huy được năng lực và tư duy sáng tạo của học sinh, của thế hệ trẻ, định hướng phát triển theo lý tưởng cách mạng và con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn cho dân tộc, đang tiếp tục được cụ thể hóa trong Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII.Có thể nói, trong sự nghiệp đổi mới và bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay ở Việt Nam, con người là trung tâm của sự phát triển nên được đào tạo toàn diện, bao gồm: Có lòng yêu nước nồng nàn từ yêu quê hương, yêu con người, yêu những giá trị tốt đẹp của dân tộc; có lý tưởng sống, có ý thức trách nhiệm, có ý chí phấn đấu; có lối sống giản dị vì cộng đồng; hành động cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có đủ sức khỏe về thể chất và tâm trí để phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo, kỹ năng sống và lao động để sống tốt cho bản thân, xã hội, hòa nhập được với cộng đồng quốc tế. Muốn được như vậy, giáo dục cần tập trung vào một số biện pháp đột phá căn bản.

Giáo dục không chỉ của ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm của gia đình và các tổ chức khác tham gia vào hoạt động giáo dục con người toàn diện. Cho nên giáo dục con người toàn diện phải là nhiệm vụ của cả một hệ sinh thái bao quanh người học, bao quanh người được đào tạo. Cần phải xây dựng từng bước một mô hình “giáo dục mở” trên cơ sở phát triển mô hình giáo dục “gia đình” và “nhà trường” chuyển sang “giáo dục xã hội”, tức là toàn xã hội có trách nhiệm với giáo dục.

Như vậy ngoài việc cần đổi mới từ môi trường giáo dục, nhiệm vụ của các nhà trường là xây dựng một môi trường dạy và học “mở” phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, từng loại hình, tạo không khí dân chủ, thân thiện giữa người dạy và người học. Dạy và học là một quá trình mang tính hướng dẫn, gợi mở, phát huy sáng tạo hơn là rập khuôn truyền đạt, áp đặt kiến thức.

Trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, cần có một chương trình đào tạo thích hợp, không máy móc rập khuôn mà cần định hướng phát triển theo năng lực, lứa tuổi, vùng miền. Cần dựa trên trải nghiệm thực tiễn, sự phát triển của công nghệ để vận dụng vào quá trình đào tạo cũng như đánh giá chất lượng đào tạo thông qua những công cụ và biện pháp phù hợp. Đánh giá không chỉ dừng lại ở kết quả học tập, mà còn đánh giá cả chính chương trình, để có ý thức theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp; đánh giá chất lượng giáo dục của giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục thông qua việc dạy tốt cả về nội dung, phương pháp phù hợp với mục tiêu giáo dục, mang đến cho người học kiến thức toàn diện theo hướng giáo dục mở, nhằm đào tạo ra con người XHCN, hòa nhập được với công dân toàn cầu và với thế giới số. Đó chính là nội dung và phương pháp giáo dục con người Việt Nam phát triển theo truyền thống dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh, bắt nhịp được với thời đại sẽ được Đảng ta nêu ra trong Đại hội XIII tới đây.

TS. Đặng Duy Báu


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Trồng người" nơi cực Bắc - Kỳ 1: "Cõng chữ" lên non

BHG - Với địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nhiều điểm trường vùng sâu, vùng xa, biên giới; cơ sở vật chất còn tạm bợ... khiến con đường đến trường của thầy, trò nơi miền cực Bắc Tổ quốc lắm gian nan.

 

18/11/2020
Có một "nàng thơ" ở Hà Giang

BHG - Hà Giang có rất nhiều điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn như Cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, cột Cờ Lũng Cú, sông Nho Quế, Cổng trời Quản Bạ, Dinh thự Nhà Vương… Ngoài những địa điểm trên, P'apiu resort được tọa lạc tại xã Yên Định, huyện Bắc Mê cũng là địa điểm hấp dẫn để du khách có thể trải nghiệm, nghỉ dưỡng gắn kết thiên nhiên và những dịch vụ đẳng cấp.

17/11/2020
Hội thi Bí thư Chi đoàn giỏi khối THPT

BHG - Ngày 15.10, tại Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh, Tỉnh đoàn đã tổ chức chung khảo hội thi Bí thư Chi đoàn giỏi năm 2020. Dự có đồng chí Đỗ Thị Hương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn, lãnh đạo Sở GD&ĐT.

 

16/11/2020
Tôn vinh 183 nhà giáo Việt Nam tiêu biểu năm 2020

Chương trình tôn vinh nhà giáo tiêu biểu năm 2020 tôn vinh 183 nhà giáo tiêu biểu, đại diện cho các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên khắp mọi miền đất nước.

16/11/2020
Học phí ielts The IELTS Workshop