Tiếng khèn Mông âm vang khắp vùng biên Pà Vầy Sủ

09:19, 24/06/2019

BHG - Với kinh nghiệm múa khèn Mông gần 20 năm, thuần thục nhiều động tác của bộ môn nghệ thuật dân gian, nghệ nhân 9X Giàng Seo Lìn (sinh 1990) được biết đến là người múa khèn Mông điêu luyện nhất thôn Thèn Ván, xã Pà Vầy Sủ (Xín Mần). 

Nghệ nhân Giàng Seo Lìn biểu diễn tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Xín Mần năm 2019.
Nghệ nhân Giàng Seo Lìn biểu diễn tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Xín Mần năm 2019.

Là người con dân tộc Mông, anh Giàng Seo Lìn đã được thừa hưởng các kỹ năng thổi và múa khèn từ các thế hệ ông, cha đi trước. Qua trao đổi, chia sẻ được biết, múa khèn Mông đến với anh như một duyên nợ. Xuất phát từ việc xem bố biểu diễn và múa khèn từ lúc còn bé; năm 10 tuổi, anh Lìn bắt đầu học cách thổi khèn Mông, dưới sự truyền dạy từ người bố đã giúp anh từng bước hoàn thiện các động tác của bộ môn nghệ thuật trình diễn dân gian này. Anh Lìn tâm sự: Lúc đầu thấy bố múa rất đẹp, nhưng khi cầm cây khèn lên thì đúng là rất khó. Người thổi được khèn và múa khèn đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài, bởi khi vừa thổi vừa múa đòi hỏi phải sử dụng nhiều động tác rất phức tạp, như: Nhảy múa đưa chân, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, lăn nghiêng, ngửa... Trong các động tác múa khèn thì có lẽ tư thế trồng cây chuối, gắp chén khèn Mông là các động tác khó thực hiện nhất và mất nhiều thời gian tập luyện hơn cả. Tùy vào các kỳ cuộc mà thời gian biểu diễn một tiết mục có thể mất hơn 1 giờ hoặc có thể ít hơn. Đối với các kỳ cuộc lễ hội có nhiều tiết mục văn nghệ biểu diễn thì múa khèn có thể được người nghệ nhân trình diễn trong vòng từ 15 – 30 phút. Vì thế, ngoài việc phải tập luyện thành thạo các động tác, người múa khèn còn phải có sức khỏe, cơ thể dẻo dai để thực hiện các động tác khó, đẹp mắt truyền tải nét đẹp khèn Mông đến với người xem.

Đến nay đã gần 20 năm làm bạn với cây khèn, anh Lìn vẫn không ngừng học hỏi các nghệ nhân đi trước để hoàn thiện kỹ năng của bản thân. Hiện tại, anh đang là thành viên Hội Nghệ nhân dân gian của xã, huyện. Mặc dù tuổi đời còn trẻ, nhưng với tài năng của mình, anh luôn được huyện lựa chọn để tham gia biểu diễn tại các lễ hội lớn ,như: Lễ hội Dân tộc Nùng, Lễ hội Tràng An, tỉnh Ninh Bình năm 2019, tham gia biểu diễn các lễ hội, kỳ cuộc văn hóa do tỉnh tổ chức... Bên cạnh đó, để nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc không bị mai một, anh cũng là người thường xuyên truyền dạy cho học sinh các trường trên địa bàn. Anh Lìn chia sẻ thêm: Cần phải tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ về nét đẹp văn hóa truyền thống, điệu khèn Mông, từ đó, thôi thúc các em học hỏi và gìn giữ bản sắc dân tộc.

Ngoài ra, anh Lìn còn là một thủ lĩnh Đoàn năng nổ, nhiệt tình được đoàn viên yêu mến. Nhiều năm giữ chức vụ Bí thư Chi đoàn thôn Thèn Ván, anh đã lãnh, chỉ đạo chi đoàn phát triển mạnh mẽ phong trào đoàn, giới thiệu nhiều đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp, tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới, phát triển kinh tế, xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh biên giới, lãnh thổ Quốc gia... Bí thư Đoàn xã Pà Vầy Sủ, Sin Văn Lương, cho biết: Anh Lìn là cán bộ đoàn xuất sắc của xã Pà Vầy Sủ. Trong những năm qua, với vai trò Bí thư Chi đoàn, anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực trong công tác truyền dạy văn hóa dân gian khèn Mông cho thế hệ trẻ, góp phần đẩy mạnh phong trào đoàn và thanh, thiếu nhi nơi vùng biên khó khăn. 

Với nhiều nỗ lực, đóng góp vào văn hóa dân gian truyền thống và phát triển kinh tế nơi vùng đất Pà Vầy Sủ, anh Lìn nhiều lần được các cấp, ngành khen thưởng, được Tỉnh đoàn vinh danh tại Hội nghị đoàn viên tiêu biểu học tập làm theo lời Bác năm 2018.

Bài, ảnh: Văn Long


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những mốc thời gian và lưu ý thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2019

Thí sinh cần tránh sai sót khi làm thủ tục dự thi, không được đến điểm thi chậm quá 15 phút, chỉ được viết một thứ mực trong bài thi...Kỳ thi THPT quốc gia 2019 chính thức sẽ diễn ra từ ngày 25/6 - 27/6/2019. Trước khi bước vào kỳ thi cam go này, thí sinh cần lưu ý những quy định sau: 14h ngày 24/6 đến địa điểm làm thủ tục dự thi. Thí sinh phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi. Cụ thể là 14h ngày 24/6/2019. Trong buổi làm thủ tục dự thi này, nếu thấy có những sai sót về họ tên, ngày tháng năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực phải báo ngay cho cán bộ điểm thi để xử lý kịp thời.

24/06/2019
Đồng hành với sỹ tử trong mùa thi

BHG - Kỳ thi THPT Quốc gia đang đến rất gần; các sỹ tử đã sẵn sàng vượt "vũ môn". Đồng hành với sỹ tử; các cấp, ngành đã, đang nỗ lực triển khai nhiều hoạt động thiết thực để kỳ thi diễn ra an toàn, thuận lợi. Đồng chí Đào Quang Diệu, Quyền Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: Chương trình tiếp sức mùa thi đã trở thành hoạt động thường niên được các cấp bộ Đoàn tích cực triển khai, là một hoạt động trọng tâm của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè. Năm nay, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các Huyện, Thành đoàn 

24/06/2019
Hà Giang đã và đang nỗ lực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia nhà Vương

BHG - Gần 30 năm qua, kể từ khi khu nhà Vương (Đồng Văn) được công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật Quốc gia (năm 1993), Bộ VHTT&DL, tỉnh Hà Giang và dòng họ Vương đã không ngừng quan tâm trùng tu, tôn tạo, quản lý và quảng bá di tích này trở thành một trong những điểm thăm quan, nghiên cứu hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước. Di tích này không chỉ là niềm tự hào của gia tộc họ Vương mà còn là một biểu tượng văn hóa, lịch sử và tinh thần đại đoàn kết trên mảnh đất địa đầu Việt Nam.

 

22/06/2019
Phiên họp giữa lãnh đạo Ban Coi thi với lãnh đạo điểm thi

BHG - Ngày 22.6, Hội đồng thi Sở GD&ĐT Hà Giang tổ chức phiên họp giữa lãnh đạo Ban Coi thi với lãnh đạo điểm thi. Dự họp có lãnh đạo Sở GD&ĐT; Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, Đại học Điện lực; các điểm trưởng, phó điểm trưởng của 20 điểm thi trên địa bàn tỉnh. Tại phiên họp, đại diện Hội đồng thi Sở GD&ĐT triển khai kế hoạch Ban coi thi; Quy chế thực hiện công tác coi thi. Trong đó, tập trung các quy định về thời gian, thủ tục vào phòng thi, quá trình coi thi...

22/06/2019