Hà Giang đã và đang nỗ lực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia nhà Vương

11:03, 22/06/2019

BHG - Gần 30 năm qua, kể từ khi khu nhà Vương (Đồng Văn) được công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật Quốc gia (năm 1993), Bộ VHTT&DL, tỉnh Hà Giang và dòng họ Vương đã không ngừng quan tâm trùng tu, tôn tạo, quản lý và quảng bá di tích này trở thành một trong những điểm thăm quan, nghiên cứu hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước. Di tích này không chỉ là niềm tự hào của gia tộc họ Vương mà còn là một biểu tượng văn hóa, lịch sử và tinh thần đại đoàn kết trên mảnh đất địa đầu cực Bắc Việt Nam.

 

 

Di tích Quốc gia nhà Vương đón khách thăm quan
Di tích Quốc gia nhà Vương đón khách thăm quan.

Di tích nhà Vương là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Cao nguyên đá Đồng Văn. Ở đây còn in lại những dấu ấn văn hóa, lịch sử từ thời kỳ nhà Nguyễn cho đến thời kỳ cách mạng giành chính quyền của dân tộc ta sau này. Đặc biệt, nhân vật nổi bật nhất của dòng họ Vương, ông Vương Chí Thành là đại biểu Quốc hội khóa I, II, và theo nhiều nguồn thông tin lịch sử, ông Thành là người vinh dự có những kỷ niệm sâu sắc với Hồ Chủ tịch, được Bác dành những tình cảm đặc biệt, trong đó có một món quà là thanh đao có viết trên vỏ 8 chữ rất ý nghĩa là “Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ”.

Trải qua thời gian thăng trầm, những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Di tích nhà Vương bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong điều kiện còn khó khăn, nhưng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL), tỉnh Hà Giang và huyện Đồng Văn luôn quan tâm, đầu tư tu bổ Di tích nhà Vương. Để triển khai việc trùng tu, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, ngày 8.3.2002 Bộ Văn hóa Thông tin mà trực tiếp là Bộ trưởng Phạm Quang Nghị và đại diện gia tộc họ Vương là ông Vương Quỳnh Sơn; ông Vương Duy Bảo, lúc đó là Giám đốc Nhà sáng tác Đại Lải, Khu sáng tác, Bộ Văn hóa Thông tin đã có buổi làm việc, thống nhất giải quyết một số vấn đề liên quan đến Di tích nhà Vương. Qua đó, Bộ trưởng Phạm Quang Nghị đã có kết luận: Việc Nhà nước công nhận di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật nhà Vương là sự ghi nhận về mặt pháp lý và tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị ấy trong hiện tại và tương lai. Bộ Văn hóa Thông tin cùng với địa phương và gia đình dòng họ Vương không những có trách nhiệm quản lý, giữ gìn giá trị vật chất, kiến trúc của di tích, không để hư hỏng, xuống cấp mà còn phải giữ gìn, nâng cao và phổ biến các giá trị văn hóa, nghệ thuật của di tích thông qua việc bảo tồn, tôn tạo, giới thiệu di tích, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bộ trưởng Phạm Quang Nghị, chỉ đạo: “Để tạo điều kiện thuận lợi cho bảo quản và đề phòng hỏa hoạn xảy ra cho tòa nhà, đề nghị UBND tỉnh giao cho các cơ quan chức năng của địa phương nghiên cứu, khảo sát địa điểm di chuyển các gia đình ra khỏi khu di tích, có sự bàn bạc, nhất trí của các hộ; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi như cấp đất, xây nhà, xây bể nước…, giúp ổn định cuộc sống các gia đình.”… Trên cơ sở đó, sau khi bàn bạc thống nhất, các hộ con cháu gia tộc họ Vương sống trong khu di tích đã được Nhà nước hỗ trợ, chuyển ra bên ngoài định cư, ổn định cuộc sống.

Di tích nhà Vương trước khi được tu bổ năm 2005
 

 

Di tích nhà Vương trước khi được tu bổ năm 2005
Di tích nhà Vương trước khi được tu bổ năm 2005

Tại một buổi làm việc với Sở Văn hóa Thông tin và huyện Đồng Văn, ngày 21.2.2004, một đại diện của dòng họ Vương là ông Vương Quỳnh Sơn, đã nói: “Trung ương Đảng và Chính phủ lấy nhà này (nhà Vương) làm bảo tồn di tích văn hóa cho đất nước ta, cho dân tộc ta là một việc rất đúng đắn, chúng tôi hết sức ủng hộ và nhiệt liệt hoan nghênh không có gì phải bàn”.   

Năm 2005, một cuộc tu bổ lớn từ nguồn của Bộ Văn hóa đã được thực hiện với kinh phí khoảng 6 tỷ đồng, đã góp phần quan trọng để bảo tồn Di tích nhà Vương như đến ngày nay. Tháng 12.2006, Di tích nhà Vương được bàn giao cho huyện Đồng Văn quản lý.

Theo báo cáo của huyện Đồng Văn và Sở VHTT&DL, từ khi di tích được bàn giao cho huyện quản lý về cơ bản được bảo vệ tốt, thực hiện tốt việc phục vụ khách thăm quan. Huyện Đồng Văn đã chủ động di dời khu chợ và cửa hàng lương thực để xây dựng bãi đỗ xe phục vụ di tích, xây dựng ki-ốt đế trưng bày, giới thiệu sản phẩm địa phương... Việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí, huyện Đồng Văn giao cho Trung tâm VHTT&DL huyện quản lý khu di tích, thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. UBND huyện Đồng Văn được trích lại 40% trên tổng số tiền phí thu được, 60% số phí còn lại được nộp vào ngân sách Nhà nước. Thời gian qua riêng huyện Đồng Văn đã quan tâm, đầu tư tu bổ khu di tích này với kinh phí khoảng 1,4 tỷ đồng. Để quản lý, vận hành khu di tích, UBND huyện Đồng Văn đã thành lập Ban quản lý Dinh thự, trong Ban quản lý có thành viên là con cháu gia tộc họ Vương; 20% tiền bán vé thăm quan được trích giữ lại cho Ban quản lý để phục vụ cho việc tu sửa nhỏ hàng năm.

Có thể nói, với những nỗ lực chung của Bộ VHTT&DL, của tỉnh Hà Giang, thời gian qua đã giải quyết được một số hạn chế và thực hiện việc cấp sổ đỏ lâu dài cho 16 người là những người kế thừa hợp pháp của gia tộc họ Vương, đồng thời là đồng sở hữu khu dịnh thự với diện tích 4.876,6m2, mục đích sử dụng đất là di tích lịch sử, văn hóa.

Liên quan đến câu chuyện quản lý nhà Vương, thời gian qua, một số báo có nêu việc một trong những đại diện của dòng họ Vương là ông Vương Duy Bảo có đề nghị đóng cửa nhà Vương vào ngày 15.6. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, cho đến nay Di tích Quốc gia nhà Vương vẫn mở cửa đón khách bình thường. Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam, mới đây ông Vương Duy Bảo, khẳng định: “Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, chưa bao giờ chúng tôi tuyên bố với mọi người rằng chúng tôi sẽ đóng cửa di tích vì mục đích đòi quyền ăn chia tiền bán vé”.

Nhà Vương là một di tích Quốc gia và theo Luật Di sản văn hóa, tại Điều 10, quy định, các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tại Điều 15 quy định, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, quản lý trực tiếp di sản văn hóa phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa và bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa.

Được biết, hiện nay vẫn còn có một số hạn chế liên quan đến vấn đề quản lý, tu bổ, khai thác Di tích nhà Vương. Để giải quyết những hạn chế, tỉnh Hà Giang đang quan tâm, chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh và huyện Đồng Văn tham mưu cho tỉnh xử lý các hạn chế, vướng mắc còn tồn tại, đồng thời tích cực phối hợp với đại diện dòng họ Vương để thống nhất xây dựng cơ chế quản lý, duy tu di tích nhà Vương, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước và dòng họ.

                                                                                      Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ tăng cường quảng bá sản phẩm địa phương gắn với phát triển du lịch

BHG - Là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, thời gian qua,  cấp ủy, chính quyền huyện Quản Bạ quan tâm xây dựng và quảng bá sản phẩm địa phương kết hợp với phát triển du lịch, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân với nhiều cách làm mới, hiệu quả, sáng tạo. Nằm ở cửa ngõ Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Quản Bạ có nhiều danh lam, thắng cảnh như: Điểm du lịch Thạch Sơn Thần; Cổng trời, Núi đôi, hang Lùng Khúy... Có nhiều lễ hội độc đáo như

21/06/2019
Trải nghiệm Làng văn hóa du lịch dân tộc Tày tại thôn Tha (Phương Độ)

BHG - Ngày 20.6, Công ty TNHH 1 thành viên Giáo dục Tài năng trẻ Hà Giang đã tổ chức cho các em học sinh đang theo học tại trung tâm đi trải nghiệm tại Làng văn hóa du lịch (LVHDL) cộng đồng thôn Tha, xã Phương Độ (TPHG) để tìm hiểu phong tục, tập quán và văn hóa của đồng bào dân tộc Tày. Trong chương trình trải nghiệm kỹ năng hè năm 2019 của Công ty, các em được tham gia trải nghiệm 1 ngày cùng ăn, ở và sinh hoạt với đồng bào dân tộc thiểu số để tìm hiểu về phong tục... 

21/06/2019
Mỗi chuyến đi, một kỷ niệm

BHG - Gắn bó với nghề báo ở mảnh đất biên cương cực Bắc của Tổ quốc, nơi mà điều kiện KT - XH còn rất nhiều khó khăn; với nhiều người, đó sẽ là sự vất vả cùng những gian khổ, thiệt thòi; nhưng với tôi và những đồng nghiệp đã và đang sống với niềm đam mê nghề thì đó lại là những trải nghiệm, sự tích lũy vốn sống, sự hiểu biết đáng quý. Sau mỗi chuyến tác nghiệp ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa; những người làm báo chúng tôi lại trở về với ăm ắp kỷ niệm và càng thấy yêu nghề, say nghề và gắn bó hơn với mảnh đất còn nhiều gian khó này.

 

 

21/06/2019
Nỗi niềm "phóng viên… đài huyện"

BHG - "Gọi là phóng viên (PV) cho sang, chứ thực chất chúng tôi là cán bộ Tổ Thông tin, tuyên truyền lưu động của Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Du lịch (VHTT&DL) huyện. Nhưng trên đôi vai của mình, chúng tôi đảm nhiệm trọng trách của một PV, nhà báo thực thụ". Chia sẻ của nhà báo Nguyễn Chí Cường (Trung tâm VHTT&DL huyện Bắc Quang) cũng là nỗi niềm chung của rất nhiều PV sau khi sáp nhập Đài Truyền thanh – Truyền hình với Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Du lịch thành Trung tâm VHTT&DL huyện, thành phố.

 

 

21/06/2019