Hồ Noong chỉ còn trong tiềm thức!

10:26, 15/04/2019

BHG - “… Xưa, hồ Noong đẹp lắm. Cứ cuối tuần chúng tôi lại cùng nhau vào thưởng ngoạn, ghi lại những khoảnh khắc đầy thơ mộng như bức tranh thủy mặc. Giờ đây, khi vào với hồ Noong chỉ còn lại nỗi buồn mênh mông như chính lòng hồ cạn trơ đáy - Nghệ sỹ nhiếp ảnh Dương Thanh Hiền, Phó Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh chia sẻ.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Dương Thanh Hiền tìm lại ký ức về hồ Noong qua những bức ảnh.
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Dương Thanh Hiền tìm lại ký ức về hồ Noong qua những bức ảnh.

Có thể nói, trong tâm trí của nhiều người, hồ Noong (xã Phú Linh - Vị Xuyên) xưa vốn là chốn “bồng lai, tiên cảnh”, non nước hữu tình, thiên nhiên kỳ thú, hoang sơ đến mê hoặc lòng người. Nhưng nay, trải qua nhiều biến đổi của thời gian, tác động tiêu cực từ con người, hồ Noong không còn những cảnh nên thơ của mặt hồ mênh mông nước hay những cánh rừng ngập nước đan xen trải dài miên man trên diện tích rộng hàng chục ha. Thay vào đó, giờ chỉ còn những thảm cỏ hoang, những ụ đất mấp mô, nơi chăn thả gia súc của một số gia đình sống ven lòng hồ.

Xưa kia, hồ Noong là một hồ nước tự nhiên được hình thành từ 2 đầm lầy Pum Áng và Pum Yệu với tổng diện tích lòng hồ gần 70 ha. Hồ nằm giữa cánh rừng nguyên sinh, nhiều nguồn nước ngầm từ các khe đá trong núi đổ về. Lòng hồ trước đây có nhiều loài cá và thủy sinh sinh sống, ông Nguyễn Văn Đắc, 70 tuổi, trú thôn Noong 2 kể lại: Ngày còn nước, cá ở hồ Noong nhiều vô kể, nhiều loài có giá trị, như: Cá Chép, Nheo, cá Đắng... Loài cá Đắng có thời trở thành thương hiệu, đặc sản của xã Phú Linh mà quá lâu rồi chúng tôi chưa được thưởng thức lại… Còn với chúng tôi, những thế hệ sinh sau, chỉ biết về hồ Noong qua các trang báo, bức ảnh còn lưu lại, thể hiện rõ hình ảnh hàng nghìn cây xanh mọc nửa chìm, nửa nổi giữa lòng hồ, tạo ra cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đặc sắc.

Hồ Noong với tổng diện tích gần 70 ha mặt nước giờ cạn trơ đáy.
Hồ Noong với tổng diện tích gần 70 ha mặt nước giờ cạn trơ đáy.

Mới đây, có thời gian quay lại địa danh nổi tiếng một thời, tâm trạng người nghệ sỹ từng có cả quá trình gắn bó với hồ Noong không khỏi bàng hoàng, xót xa. Hàng nghìn cây xanh mọc giữa lòng hồ không còn; hàng chục ha mặt nước cũng biến mất; lòng hồ luôn trong tình trạng cạn kho. Nghệ sỹ Dương Thanh Hiền tâm sự: “Sự nổi tiếng của hồ Noong vẫn còn, nên rất nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh và khách du lịch trước khi đến với Hà Giang đều gọi điện hỏi và ngỏ ý muốn vào vãn cảnh hồ Noong mà thấy buồn khôn tả…”.

Qua tìm hiểu được biết: Trước kia, hồ Noong được giao cho thôn ven hồ quản lý, người dân trong thôn và các xã lân cận đều được khai thác thủy sản từ 3 - 4 ngày vào mùa cạn, nhưng chỉ dùng nơm, vó, tuyệt đối không dùng lưới, kích điện làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái lòng hồ. Người dân cũng không được xâm hại đến cảnh quan tự nhiên của hồ, như: Chặt cây, đào đất ngăn ô thả cá… Nhưng từ năm 2004, khi xã Phú Linh quyết định thành lập HTX Thủy sản nhằm quản lý và nuôi cá ở lòng hồ thì hồ Noong bắt đầu bị chia cắt, dựng kè, quây lưới thành những ao nhỏ. Đáng buồn hơn, do cấp ủy, chính quyền địa phương buông lỏng quản lý nên người dân thả sức chặt cây bắt cá, xâm chiếm lòng hồ để làm đất ở, đất sản xuất… cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá tới mức khó khôi phục.

 

Hồ Noong xưa - hình ảnh do Nghệ sỹ Dương Thanh Hiền ghi lại.
Hồ Noong xưa - hình ảnh do Nghệ sỹ Dương Thanh Hiền ghi lại.

Anh Phà Văn Tiên, thôn Noong II, người có quá trình gắn bó trên 10 năm với hồ Noong tâm sự: “Tiếc, xót lắm. Nhớ ngày xưa, gia đình mình tiên phong trong việc kinh doanh dịch vụ du lịch lòng hồ. Hồi trước năm 2000, khách du lịch đến đông lắm, nhưng khi HTX Thủy sản đi vào hoạt động, không gian hồ Noong bị băm nát, nước dần cạn kiệt…”. Thật buồn, một điểm du lịch đầy tiềm năng bị “chết yểu” bởi chính bàn tay con người! Anh Tiên cho biết thêm: “Tôi đã gắn bó với hồ Noong từ nhỏ, biết khá rõ về từng khe nước ra, vào của lòng hồ, nếu chính quyền địa phương vào cuộc thì vẫn có thể cứu được hồ Noong”.

Bài, ảnh: Phi Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Quang Bình duy trì đọc báo đầu giờ làm việc

BHG - Xác định báo, tạp chí của Đảng, đặc biệt báo Hà Giang là một kênh thông tin, tuyên truyền quan trọng, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao trình độ lý luận chính trị, vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đời sống; nhiều năm qua, huyện Quang Bình luôn duy trì đọc báo đầu giờ làm việc. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của BTV Huyện, các chi, đảng bộ trực thuộc chấp hành nghiêm việc đặt mua các loại báo, tạp chí của Đảng theo đúng Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 05 của BTV Tỉnh ủy và Công văn số 2238 của Thường trực Tỉnh ủy. Công tác phát hành, khai thác và chuyển báo...

14/04/2019
Họa sỹ ma - két, người góp phần làm nên thành công của tờ báo

BHG - Rời cơ quan khi phố lên đèn, thậm chí nhiều người đã chìm trong giấc ngủ ngon… để sáng hôm sau, hàng nghìn ấn phẩm báo chí đến tay bạn đọc xa, gần. Và người, góp phần tạo nên thành công này chính là họa sỹ ma - két (thiết kế và trình bày báo in) Đỗ Thị Ngọc Bích, Phòng Thư ký – Xuất bản. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nhạc – Họa T.Ư; năm 1992, người con gái xứ Tuyên, Đỗ Thị Ngọc Bích bén duyên với Báo Hà Giang...

12/04/2019
Ký ức trong tôi

BHG - Tháng 10.1991, tỉnh Hà Tuyên chia tách thành 2 tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang như ngày xưa. Báo Hà Giang cũng được tái lập. Tôi được Tỉnh ủy giao cho một nhiệm vụ mới mà trước đó chưa hề nghĩ tới, đó là: Phụ trách Báo Hà Giang. Tôi đã từng làm Tổng Biên tập Báo Hà Giang 1997 - 2001. Kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Báo Hà Giang, tôi chia sẻ về những kỷ niệm, bước ngoặt của tôi với Báo Hà Giang.

 

12/04/2019
"Cầu nối" những tấm lòng thiện nguyện

BHG - Báo Hà Giang nhiều năm nay được đánh giá là đơn vị làm tốt công tác kêu gọi từ thiện, giúp đỡ nhiều hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống và giúp học sinh các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh có điều kiện học tập tốt hơn. Có được kết quả đó, Phòng Hành chính - Trị sự đã đóng vai trò "cầu nối" những tấm lòng hảo tâm, mang đến nụ cười hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh, gia đình khó khăn.

12/04/2019