Quản Bạ an toàn và thân thiện

09:59, 16/11/2018

BHG - Mùa Lễ hội Hoa Tam giác mạch diễn ra trong tháng 11 đến tháng 12 năm nay, hứa hẹn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn vẻ đẹp của loài hoa độc đáo này. Là huyện “cửa ngõ” Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Quản Bạ đã chuẩn bị chu đáo cho một mùa lễ hội an toàn và thân thiện để mọi du khách đều cảm nhận được sự mến khách của người dân vùng đá.

Du khách thích thú tại vườn hoa Tam giác mạch.
Du khách thích thú tại vườn hoa Tam giác mạch.

Trong những năm gần đây, Quản Bạ dần có tên trên Bản đồ du lịch và trở thành một trong những địa chỉ được du khách xa gần biết đến. Đặc biệt là các bạn trẻ, những người thích xê dịch, đi “phượt” thường “up” ảnh, truyền tai nhau những điểm ngắm cảnh, chụp ảnh đẹp như: Thạch Sơn Thần, Cổng trời Quản Bạ, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm… Dự báo, mùa hoa Tam giác mạch năm nay, quê hương Núi Đôi vẫn là địa điểm hút khách du lịch. Chính vì vậy, huyện đã lên kế hoạch chuẩn bị lễ hội cách đây vài tháng. Trưởng phòng Văn hóa huyện Quản Bạ, Nguyễn Tiến Hồng, cho biết: Để chuẩn bị cho mùa lễ hội năm nay, địa phương đã có phương án trồng hoa Tam giác mạch và chỉ đạo ngành chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tổ chức cho nhân dân gieo trồng Tam giác mạch tại các điểm đã được, lựa chọn. Đặc biệt, tại các điểm trồng chính phục vụ lễ hội như: Khu vực Thạch Sơn Thần, xã Quyết Tiến 2 ha; khu vực đối diện điểm dừng chân Cổng trời 0,1 ha và các xã, thị trấn có Quốc lộ 4C đi qua cùng các điểm du lịch khác của huyện trồng 10 ha gồm: Thôn Cốc Mạ, xã Đông Hà; thôn Đầu cầu II, Đầu cầu mới, xóm 6, xã Cán Tỷ; Núi Đôi Quản Bạ; thôn Lùng Mười, xã Quyết Tiến; Đầu cầu 67, xã Bát Đại Sơn, diện tích mỗi điểm từ 0,5 ha trở lên; đồng thời trồng rải vụ phục vụ du khách đến hết năm. Huyện hỗ trợ người dân trồng hoa 7 triệu đồng/ha, với diện tích tối thiểu từ 0,1 ha trở lên”.

Hiện, trên các tuyến phố chính của thị trấn Tam Sơn đã rực rỡ với nhiều bồn hoa tươi được trang trí hai bên đường. Bí thư Huyện đoàn Quản Bạ, Viên Thị Mai Lan, chia sẻ: “Cách đây một tháng, Huyện đoàn đã tổ chức cho đoàn viên, thanh niên thường xuyên dọn vệ sinh trên tuyến đường Thanh niên tự quản. Lắp đặt đèn lồng, đèn Led trang trí hai bên đường và làm Vườn hoa Thanh niên tạo cảnh quan phục vụ du lịch”. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh khảo sát, đánh giá cơ sở hạ tầng phục vụ du khách. Tăng cường kiểm tra các nhà hàng, nhà nghỉ,  điểm kinh doanh ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không tự ý nâng giá hoặc có hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, chèn ép khách dịp trước, trong và sau lễ hội. Phối hợp với Công an khu vực, Cảnh sát Giao thông đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường…

Nắm bắt nhu cầu du khách thưởng thức các đặc sản địa phương, huyện đã khảo sát, lựa chọn địa điểm thuận tiện về giao thông để nhân dân bán hàng, trưng bày các sản vật  địa phương. Trong đó, có các sản phẩm được chế biến từ cây Tam giác mạch, dược liệu, đồ thủ công mỹ nghệ... Đồng thời chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với UBND các xã tổ chức nhiều hoạt động phụ trợ như: Lễ hội Dệt lanh, Lễ hội Đua thuyền Kayak; Lễ hội Ẩm thực, làng nghề xã Thanh Vân… Trong lễ hội có lồng ghép các trò chơi dân gian như: Đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co, múa hát các làn điệu dân ca các dân tộc,…; hứa hẹn sẽ tạo nên sự độc đáo. Qua đây cũng là dịp để tôn vinh giá trị di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn cũng như hấp dẫn du khách trong mùa lễ hội.

Bài, ảnh:  LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh: Gặp mặt cán bộ quản lý, giáo viên nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

BHG - Ngày 14.11, Phòng GD&ĐT huyện Yên Minh tổ chức gặp mặt cán bộ quản lý, giáo viên nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 và trao tặng các danh hiệu thi đua khen thưởng, Huy hiệu "Vì sự nghiệp phát triển tỉnh Hà Giang", quỹ "Mái ấm ngành giáo dục". Đến dự có các đồng chí lãnh đạo huyện và các phòng, ban đoàn thể của huyện. Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm đã ôn lại truyền thống 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.1982 – 20.11.2018 và chặng đường phát triển ngành giáo dục và đào tạo huyện Yên Minh từ năm 1962 đến 2018. 

15/11/2018
Trường PTDT Nội trú Vị Xuyên 30 năm xây dựng và phát triển

BHG - Trường PTDT Nội trú Vị Xuyên được thành lập ngày 1.1.1988 theo Quyết định số 18/UB-QĐ ngày 30.12.1987 của UBND huyện Vị Xuyên. Giai đoạn mới thành lập, trường chỉ có 2 lớp học với 32 học sinh và 12 cán bộ, giáo viên (CB, GV); cơ sở vật chất là 5 căn nhà nhỏ bằng gỗ, gồm 1 nhà lớp học, 1 nhà hiệu bộ, 1 nhà ký túc xá, 1 nhà tập thể CB, GV và 1 nhà bếp. 

15/11/2018
Đừng lỡ hẹn một mùa hoa!

BHG - Đầu Đông, Cao nguyên đá Đồng Văn chìm trong sắc thắm của một loài hoa nhỏ bé, mỏng manh mà đẹp kiêu kỳ đến mê mải – hoa Tam giác mạch. Giữa không gian mênh mông của núi rừng, những vạt Tam giác mạch phơn phớt hồng trải dài điểm tô cho những phiến đá tai mèo nhọn hoắt, như vẫy gọi bước chân du khách, trở thành sắc màu riêng giữa chốn núi non trùng điệp…

 

14/11/2018
Xã Bản Luốc đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

BHG - Hiện nay, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang được coi là loại hình du lịch mang lại lợi ích kinh tế bền vững nhất cho các vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì) nằm cách trung tâm huyện khoảng 10 km về phía Đông Nam. Địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc và bị chia cắt mạnh bởi các khe suối; nơi đây, khí hậu trong lành, mát mẻ với 2 mùa chính là mùa nóng và mùa lạnh. Người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao, Tày, Nùng...

14/11/2018