Khai mạc không gian văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và tham quan di tích lịch sử văn hóa Căng Bắc Mê

17:55, 10/11/2018

BHG - Nằm trong chuỗi các sự kiện văn hóa, du lịch, Hội thảo di tích lịch sử Căng Bắc Mê và Lễ hội đua mảng lần thứ 3, năm 2018. Ngày 9.11, UBND huyện Bắc Mê tổ chức tham quan di tích lịch sử văn hóa Căng Bắc Mê và khai mạc không gian văn hóa, du lịch; chương trình nghệ thuật, trình diễn trang phục dân tộc lần thứ nhất. Đến dự có Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng; cùng dự có đồng chí Bùi Văn Tuân, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bắc Mê; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đoàn đại biểu các huyện Quốc Oai (Hà Nội), Na Hang, Lâm Bình (Tuyên Quang), Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng), Ba Bể (Bắc Cạn) và huyện Vị Xuyên, Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo huyện tham quan di tích lịch sử văn hóa Căng Bắc Mê.
Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo huyện tham quan di tích lịch sử văn hóa Căng Bắc Mê.

Căng Bắc Mê, địa danh được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia, là chứng tích cho sự đàn áp, đày ải của thực dân Pháp đối với phong trào cách mạng không chỉ của địa phương mà còn của cả khu vực 3 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Tuyên Quang. Để tiến hành nhiều chính sách cai trị, bóc lột, đàn áp dã man trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm vơ vét của cải, khống chế sự phát triển phong trào cách mạng. Năm 1939, chúng bắt hàng trăm phu lính xây dựng Căng Bắc Mê làm nơi giam giữ tất cả những người chống đối.  Căng Bắc Mê trở thành nơi giam giữ những người tù chính trị, và hiện tại có ý nghĩa lịch sử và giá trị to lớn thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bởi nơi đây đã trở thành trường học chính trị, là nơi tuyên truyền ý chí cách mạng, giáo dục tư tưởng chính trị cho chính các chiến sĩ cách mạng. Năm 1992, khu vực Căng Bắc Mê được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia, bao gồm hai hạng mục chính (Căng Bắc Mê và Nhà Bang tá)...

Tiết mục đàn hát “Lời cây đàn tính quê em” của đoàn nghệ thuật huyện Bảo Lâm biểu diễn.
Tiết mục đàn hát “Lời cây đàn tính quê em” của đoàn nghệ thuật huyện Bảo Lâm biểu diễn.

Tham gia trưng bàykhông gian văn hóa và biểu diễn giao lưu nghệ thuật có 13 xã, thị trấn của huyện Bắc Mê và các huyện Na Hang (Tuyên Quang), Bảo Lâm (Cao Bằng) và huyện Quang Bình (Hà Giang); các tư liệu lịch sử của Bảo tàng tỉnh, sản phẩm của trung tâm xúc tiến du lịch Hà Giang. Chương trình giao lưu nghệ thuật với những tiết mục mang đậm bản sắc các dân tộc như: Màn múa hát “Người Mông ơn Đảng, ơn Bác Hồ” đến từ Đoàn nghệ thuật huyện Bảo Lâm; đàn hát “Lời cây đàn tính quê em” của đoàn nghệ thuật huyện Bảo Lâm; múa hát “Hội cờ lửa” đến từ đoàn nghệ thuật huyện Quang Bình; các ca khúc Ngược dòng sông Gâm, Hà Giang mùa hoa Tam giác mạch, Khúc ca mở đường Hạnh phúc...

Chương trình như một bức tranh muôn màu được dệt nên bởi các dân tộc trên địa bàn huyện Bắc Mê và các huyện bạn. Đồng thời, là dịp để các huyện giao lưu học hỏi, tăng cường hợp tác trong việc giữ gìn và phát huy đậm đà bản sắc dân tộc gắn với sự phát triển các sản phẩm du lịch.

Trình diễn trang phục dân tộc Dao trong Lễ  khai chương không gian văn hóa huyện Bắc Mê năm 2018.
Trình diễn trang phục dân tộc Dao trong Lễ khai chương không gian văn hóa huyện Bắc Mê năm 2018.

Tin, ảnh: NGUYỄN QUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ấm áp Ngày hội Đại đoàn kết ở Sui Thầu

BHG - Theo chân lãnh đạo xã Chiến Phố (Hoàng Su Phì), chúng tôi đến thôn Sui Thầu vào một ngày đầu Đông; khung cảnh nơi đây núi non hùng vỹ mà nên thơ hiện ra với "biển mây" bồng bềnh, đồi thông non như rì rào khúc hát... Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ấm ấp, dạt dào tình mến thương nơi xóm nhỏ Sui Thầu… Thôn Sui Thầu có 106 hộ, 521 khẩu; gồm 2 dân tộc Nùng và Mông sinh sống. Những ngày đầu tháng 11, hòa chung không khí nô nức, vui tươi của các thôn, xóm, tổ dân cư trên khắp miền cực Bắc; thôn Sui Thầu tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2018)...

09/11/2018
Khai thác giá trị văn hóa, lịch sử Căng Bắc Mê trong phát triển du lịch

BHG - Căng Bắc Mê thuộc thôn Đồn Điền, xã Yên Cường, được thực dân Pháp xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX. Qua năm tháng, những dấu tích và hiện vật của Căng Bắc Mê vẫn được người dân và chính quyền địa phương bảo tồn; trở thành địa chỉ "đỏ" trong công tác giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Căng Bắc Mê là bằng chứng ghi dấu thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi giam cầm nhiều chiến sĩ cách mạng, là trường học cách mạng với nhiều tấm gương bất khuất về ý chí kiên cường...

09/11/2018
Hoàng Su Phì thực hiện hiệu quả Đề án 84 của UBND tỉnh

BHG - Các em học sinh đến trường đầy đủ hơn, được học tập trong môi trường giáo dục tốt, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và ứng xử, có điều kiện phát triển cả về thể lực và trí lực thông qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp, chất lượng dạy và học được nâng lên đáng kể… Đó là những kết quả tích cực từ Đề án 84 của UBND tỉnh "Chuyển học sinh Tiểu học từ điểm trường về trường chính" trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

 

09/11/2018
Hiệu quả từ Chương trình "Nâng bước em tới trường"

BHG - Tỉnh ta có 6 huyện biên giới đặc biệt khó khăn; cuộc sống của người dân thiếu thốn đủ bề… nên 12 Đồn Biên phòng (ĐBP) trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động gắn bó với đồng bào. Một trong những hoạt động đầy tính nhân văn - đó là Chương trình "Nâng bước em tới trường". Là tỉnh có gần 300 km đường biên giới với nước bạn Trung Quốc, đời sống KT-XH còn nhiều khó khăn; trên địa bàn còn không ít trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Cha, mẹ mất sớm hoặc cha mất, mẹ đi lấy chồng bên nước bạn, đi lao động không trở về… Vì thế, sự chung tay, hỗ trợ của các ĐBP cùng các tấm lòng hảo tâm, giúp trẻ đặc biệt khó khăn ở các địa phương có ý nghĩa rất thiết thực. 

 

09/11/2018