Người Dao đỏ thôn Thanh Sơn làm Giấy bản

15:58, 19/10/2018

BHG - Đến thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) những ngày này, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui của bà con người Dao đỏ, khi kỹ thuật làm Giấy bản của họ vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định công bố trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Người Dao đỏ thôn Thanh Sơn sản xuất Giấy bản.
Người Dao đỏ thôn Thanh Sơn sản xuất Giấy bản.

Thôn Thanh Sơn cách trung tâm thị trấn Việt Quang 3 km, tổng diện tích tự nhiên 867 ha. Trong đó, đất thổ cư 4 ha, đất trồng lúa nước trên 28 ha; rừng tự nhiên 258 ha; rừng vầu, nguyên liệu chính sản xuất Giấy bản khoảng 200 ha. Cả thôn hiện có 174 hộ, 750 khẩu; 110 hộ người Dao đỏ (đại bản), 90% hộ người Dao sản xuất giấy truyền thống.

 Theo một số tài liệu dân tộc học, cách đây trên 300 năm, do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu đất canh tác nên từ khu vực Quảng Đông, Giang Tô (Trung Quốc) người Dao được cấp "Bình Hoàng khoán điệp", tức giấy thông hành có thể đi khắp thiên hạ kiếm sống. Đây là thời điểm người Dao vượt biển, di cư vào nước ta và trở thành một trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam hiện nay. Khi di cư vào Việt Nam, nhiều nhóm người Dao biết đến cách thức làm giấy sử dụng trong đời sống hàng ngày, họ chế tạo các công cụ, sử dụng nguyên vật liệu tại địa bàn cư trú làm giấy. Làm Giấy bản, người Dao đỏ phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau, rất công phu và hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào.

Măng của cây vầu là nguyên liệu chính làm Giấy bản, tuy nhiên cách chọn măng không phải ai cũng biết. Việc này thường diễn ra vào cuối tháng Giêng, đến hết tháng 3 âm lịch. Tiếp đến là các công đoạn: Ngâm măng vầu, rồi cho vào bể dẵm, ngâm cây lấy nhựa; đưa nguyên liệu vào bể tráng, khuấy bột, tráng, ép, bóc, phơi và cuối cùng thu giấy, bảo quản...

Không chỉ tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống cộng đồng, Giấy bản đã trở thành sản phẩm hàng hóa, được thị trường đón nhận; Giấy bản Thanh Sơn được tạo ra từ bàn tay, khối óc và kinh nghiệm đúc rút qua nhiều thế hệ; sản phẩm thể hiện rõ những tinh hoa văn hóa, tinh thần của cộng đồng, dòng họ người Dao đỏ nơi đây. Để gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống, người Dao đỏ ở Thanh Sơn chỉ truyền bí kíp sản xuất cho con trai, hoặc con trưởng, cháu đích tôn; người học nghề phải ứng xử theo "đạo" và những quy tắc nhất định; những sản phẩm bị lỗi đều được ngâm vào nước, sản xuất lại… Điều đó cho thấy, những yếu tố nhân văn và giá trị văn hóa truyền thống quý báu được người Dao đỏ nơi đây đặc biệt coi trọng, gìn giữ.

Trong bối cảnh văn hóa truyền thống cộng đồng các dân tộc thiểu số đang chịu tác động rất mạnh mẽ của nền kinh tế thì trường, lối sống hiện đại khiến nhiều nét đẹp văn hóa đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền thì kỹ thuật làm Giấy bản của người Dao đỏ tại thôn Thanh Sơn được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định công bố trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; đây là điểm sáng rất tiêu biểu cho hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống.

Để di sản văn hóa này được bảo tồn, phát huy giá trị, trở thành điểm nhấn du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách tham quan, trải nghiệm… chính quyền các cấp cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người nơi đây trên các phương tiện truyền thông; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ di sản. Trên cơ sở công bố quy hoạch chi tiết tại Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang cần nỗ lực thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, hỗ trợ khoa học công nghệ, trang thiết bị… giải phóng sức lao động cho người dân.

Bài, ảnh: Nguyễn Doãn Thiện (Văn phòng HĐND-UBND huyện Bắc Quang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khánh thành và bàn giao điểm trường Phiềng Sủi, xã Giáp Trung (Bắc Mê)

BHG - Chiều 17.10, Sở Ngoại vụ phối hợp với UBND huyện Bắc Mê tổ chức khánh thành và bàn giao điểm trường Phiềng Sủi, xã Giáp Trung do Quỹ Heydar Aliyev, nước Cộng hòa Azerbaijan tài trợ. Tham dự Lễ Khánh thành có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Azerbaijan tại Việt Nam, Anar Lachin Oglu Imanov và các thành viên trong đoàn. Về phía tỉnh ta có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo huyện Bắc Mê; thầy, cô giáo và các em học sinh trường PTDTBT Tiểu học Giáp Trung.

18/10/2018
Sông Nho Quế - Dải lụa xanh giữa "Miền đá khát"

BHG - Mèo Vạc – vùng đất hoang sơ nơi địa đầu cực Bắc chứa đựng vẻ đẹp kỳ vĩ và đầy chất thơ. Dưới chân "Đệ nhất hùng quan" Mã Pì Lèng, dòng Nho Quế như dải lụa xanh uốn mình, vẽ lên bức tranh thiên nhiên mê hoặc lòng người. Người ta ví dòng Nho Quế như mái tóc người thiếu nữ, mang vẻ đẹp và sức hút lạ kỳ khiến kẻ lữ hành phải dừng bước để đắm say. Không chỉ tô điểm cho bức vẽ thiên nhiên kiệt tác, Nho Quế còn mang giá trị lớn về phát triển du lịch sinh thái. ..

18/10/2018
Ấn tượng Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc

Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc diễn ra trong hai ngày 13/10 - 14/10 với nhiều hoạt động giao lưu văn nghệ, trưng bày các sản phẩm phục vụ du lịch, gian hàng văn hóa, ẩm thực, triển lãm ảnh... Lễ hội năm nay có nhiều hoạt động mới như đua xe đạp địa hình quốc tế, thi chèo xuồng kayak trên sông Quây Sơn. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giới thiệu hình ảnh quê hương, con người huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, đồng thời đẩy mạnh quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, thu hút du khách gần xa.

17/10/2018
Khai giảng lớp hướng dẫn viên du lịch

BHG - Thực hiện chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch (VHTT&DL), Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ với trường Đại học Thái Nguyên. Sáng ngày 15.10, Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ, đã tổ chức Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm gắn với tiếng Anh chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch năm 2018.

 

15/10/2018