Kỳ bí bãi đá cổ Nấm Dẩn

17:21, 14/09/2018

BHG - Bãi đá cổ Nấm Dẩn, xã Nấm Dẩn (Xín Mần) nằm bên dòng suối Nặm Khoòng được các nhà khảo cổ phát hiện cuối năm 2004. Quần thể di tích gồm những phiến đá với nhiều hoa văn kỳ bí, tới nay vẫn chưa có lời giải đáp về ý nghĩa. Hòa mình giữa quần thể di tích ấy, những người dân tộc Nùng sinh sống từ bao đời, dù chưa một lần khẳng định là hậu duệ của chủ nhân tạo tác các nét vẽ trên đá cổ, nhưng trong sinh hoạt tâm linh của họ có những nghi lễ đặc sắc gắn với di tích.

Các hoa văn trên đá cổ hiện rõ hơn khi được tưới nước.
Các hoa văn trên đá cổ hiện rõ hơn khi được tưới nước.

Phải “quá tam ba bận” đến Nấm Dẩn, tôi mới tới được bãi đá cổ để tận mắt chiêm ngưỡng những hoa văn kỳ bí từ ngàn xưa. Quần thể di tích là những tảng đá lớn nhỏ, nằm xen kẽ giữa các thửa ruộng bậc thang, nhà sàn thanh bình của bà con, bên dòng suối Nậm Khoòng róc rách. Cao hơn tất cả, nơi dòng Nậm Khoòng chảy vào là dãy núi sừng sững với vách đá dựng đứng như tường thành tự nhiên che chắn cho cảnh vật và con người nơi đây.

Chỉ nghe kể và ngắm nhìn nét khắc kỳ bí trên đá cổ Nấm Dẩn qua hình ảnh báo chí đã khiến tôi không thôi tưởng tượng về những bí mật và sự huyền bí mà các kí tự trên đá muốn truyền tải. Đến lúc đứng trước phiến đá cổ một cảm giác thần bí dâng lên khi nhìn vào những ký tự lạ lùng từ bấy lâu chưa một ai có thể giải mã. Để nhìn được chính xác và rõ hơn những hoa văn trên đá, anh cán bộ văn hóa xã cho biết nên đến lúc trời mưa ướt thì hợp lý nhất và anh xách chiếc xô đổ nước lên đá. Từng xô nước từ dòng suối Nậm Khoòng được đổ lên, phiến đá màu xám hình mai rùa đổi màu đen bóng, những hoa văn hiện lên rõ rệt, dễ quan sát hơn.

Hình khắc vòng tròn có tia tỏa ra xung quanh tựa như mặt trời, hình nhóm biểu tượng sinh thực khí nữ tượng trưng cho Mẫu hệ, nhóm hoa văn hình bàn chân người kì lạ… Tất cả đều gợi lên trong sự suy đoán và tưởng tượng cho bất kỳ ai được nhìn ngắm tận mắt những ký tự lạ lùng, vô vàn câu hỏi và mong muốn tự mình khám phá ngọn ngành những bí ẩn ấy. Ngay cả các nhà khảo cổ, chuyên gia nghiên cứu từ Trung ương tới địa phương cũng chỉ đưa ra nhận định áng chừng rằng những hoa văn trên các phiến đá ở xã Nấm Dẩn thuộc nghệ thuật tạo hình thời Tiền - Sơ sử. Ý nghĩa hoa văn có thể biểu đạt các tín ngưỡng thờ thần Mặt trời, thần Đá của một bộ tộc thời xa xưa. Riêng tục thờ thần Đá những người dân tộc Nùng sinh sống trong thung lũng này vẫn còn lưu giữ từ lâu đời, phải chăng chính Tổ tiên họ là chủ nhân của những nét trạm khắc bí ẩn chưa lời giải?

Chỉ biết tục thờ thần Đá là một nghi thức tâm linh riêng biệt, trên mảnh đất Hà Giang, chỉ ở Nấm Dẩn mới có, người dân tộc Nùng sinh sống từ lâu đời nơi đây quan niệm vạn vật trên đời đều có linh, họ thờ thần Đá, thần Rừng, thần Nước…

Trước đây, hàng năm, cứ vào ngày 1.6 âm lịch, một vị thầy cúng trong dòng họ Ly sẽ chủ trì lễ cúng thần Đá. Lễ cũng được cử hành bên di tích cự thạch nơi những hòn đá được bàn tay người xưa bỏ công xếp đặt, lễ vật được dân làng dâng lên gồm 1 con lợn, 1 con gà trống, 1 nồi cơm và 1 chai rượu. Trong lễ cúng, họ cầu mưa thuận, gió hòa hoa màu tốt tươi, dâng lễ cho các vị thần xong, lễ vật sẽ được bà con đem nấu chung thành một nồi thắng cố và cùng nhau thụ hưởng tại chỗ.

Vẫn còn nhiều bí ẩn, còn những câu chuyện kỳ lạ gắn với di tích Bãi đá cổ Nấm Dẩn cần được giải đáp. Nhưng với những giá trị về khảo cổ và văn hóa tạo hình của di tích đủ để trở thành một địa danh mang lại sức hút với du khách muôn phương. Để phát triển du lịch tại xã Nấm Dẩn, ngoài phát huy các lợi thế về thiên nhiên, văn hóa tộc người thì di tích Bãi đá cổ đã được bảo vệ và khai thác. Nhưng để phát huy hiệu quả hơn, điểm đến này cần được quan tâm quảng bá, gìn giữ, góp phần đem lại súc hút cho du lịch Nấm Dẩn.

Bài, ảnh: Trọng Toan


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Quang Bình tổ chức chương trình nghệ thuật Chào mừng Kỷ niệm 73 năm ngày Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2.9

BHG - Tối ngày 30.8, huyện Quang Bình tổ chức Chương trình nghệ thuật Chào mừng Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng 8 (19.8.1945 – 19.8.2018) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2.9.1945 – 2.9.2018). Đến dự có lãnh đạo huyện Quang Bình cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn. Với chủ để "Tự hào Tổ quốc Việt Nam", chương trình nghệ thuật đem đến cho khán giả nhiều tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc, được chuẩn bị kỹ lưỡng...

31/08/2018
Đồng hành cùng sự nghiệp "gieo chữ" ở Tiên Nguyên

BHG - Tiên Nguyên là xã vùng 3 của huyện Quang Bình, với dân số gần 5.000 khẩu; số hộ nghèo của xã chiếm 52%. Xã có 14 thôn, bản; mỗi thôn, bản đều có 1 điểm trường, trong đó, có điểm trường cách trung tâm xã tới 25 km. Với đặc điểm chung của các thôn là: Giao thông đi lại rất khó khăn, nên ít nhiều ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục của xã. Hưởng ứng Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, năm học 2018 – 2019, Công an tỉnh phối hợp với Ngân hàng Techcombank Hà Nội và Nhóm Thiện nguyện "Cùng em tới trường"...

14/09/2018
Khó khăn trong tuyển sinh bậc THPT ở Đồng Văn

BHG - Những năm qua, lĩnh vực giáo dục - đào tạo của huyện Đồng Văn đã có những bước tiến mới trong việc huy động học sinh bậc Mầm non, Tiểu học và THCS đi học đúng độ tuổi. Tuy nhiên, ở bậc THPT số lượng học sinh theo học lại đang giảm, nhiều năm liền Trường THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đồng Văn không tuyển đủ số học sinh theo yêu cầu.

 

13/09/2018
Tổ chức Plan Việt Nam: Hội thảo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục Mầm non phù hợp bối cảnh địa phương

BHG - Sáng 12.9, Văn phòng Plan tại Hà Giang đã khai mạc Hội thảo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục Mầm non phù hợp bối cảnh địa phương. Tham dự Hội thảo huấn có đại diện Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và cán bộ quản lý 22 trường Mầm non thuộc 9 huyện và thành phố trong tỉnh.

12/09/2018