Đồng Văn thực hiện hiệu quả Đề án "Chuyển học sinh Tiểu học từ điểm trường về trường chính"

08:44, 21/08/2018

BHG - Xác định việc chuyển học sinh Tiểu học từ các điểm trường về học tại trường chính là công việc cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng dạy và học; đồng thời bố trí, sử dụng được tối đa đội ngũ giáo viên cũng như tập trung được nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất… Trong thời gian qua, Phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn đã đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả Đề án “Chuyển học sinh Tiểu học từ điểm trường về trường chính” và được sự đồng thuận cao từ cấp ủy, chính quyền cùng các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Học sinh Trường THPTBT Tiểu học Sủng Trái tham gia tăng gia sản xuất.
Học sinh Trường THPTBT Tiểu học Sủng Trái tham gia tăng gia sản xuất.

Với quan điểm triển khai: “Thống nhất trước khi làm, làm đến đâu chắc đến đó; nơi nào thuận lợi thì làm trước, nơi nào khó khăn thì làm sau”,… sau thời gian 2 năm thực hiện Đề án, diện mạo của ngành GD&ĐT huyện Đồng Văn đã có nhiều thay đổi. Năm học 2017- 2018, toàn huyện có 136 điểm trường và 1.484 học sinh từ điểm trường được chuyển về trường chính. Trong đó, xếp loại hoàn thành chương trình lớp học là 1.460 học sinh đạt 98,4%, tăng 0,5% so với năm học 2016 – 2017. Học sinh chuyển từ điểm trường về học tại trường chính tỷ lệ hoàn thành chương trình lớp học là 1.460 học sinh, tăng 1,9% so với học sinh hiện đang học tại điểm trường. Để đạt được những kết quả đó, huyện đã chú trọng tới xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cấp Tiểu học theo hướng chuẩn hóa; đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực và vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ về vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và giảng dạy.

Xã Sủng Trái (Đồng Văn) là một trong những đơn vị có dân số đông, lượng học sinh lớn so với các xã trên địa bàn huyện. Vì vậy, ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường đã chủ động phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, giáo viên; sắp xếp và thành lập các tổ, nhóm quản lý học sinh bán trú... Đồng thời, đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất như: Phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, nhà vệ sinh đảm bảo tốt cho việc học tập của học sinh; giúp các em nhanh chóng hòa đồng trong môi trường học tập mới. Năm học 2017 – 2018, xã đã chuyển được 261 học sinh ở 18 lớp của 13 điểm trường ra trường chính; tỷ lệ hoàn thành chương trình lớp học đạt 96,5%. Trong năm học 2018- 2019, xã có kế hoạch tiếp tục chuyển 158 học sinh tại 12 điểm trường ở các thôn Phóng Tủng, Tia Súng,… ra trường chính. Tại các trường chính, Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã chủ động xây dựng các mô hình và cách làm hay khi thực hiện chuyển học sinh như: Mô hình nuôi lợn, trồng rau; mô hình câu lạc bộ đôi bạn cùng tiến... Nhờ đó, học sinh sẽ dễ dàng hòa nhập hơn.

Anh Giàng Mí Và, Phó Chủ tịch UBND xã Sủng Trái cho biết: Để làm tốt công tác chuyển học sinh Tiểu học từ các điểm trường về trường chính; qua tham mưu của nhà trường, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã xây dựng kế hoạch, rà soát học sinh từ các điểm trường cũng như tu sửa cơ sở vật chất qua từng năm học. Tham mưu cho Đảng ủy xã kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác giáo dục xã, chỉ đạo Ban Giám hiệu nhà trường phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm lớp theo dõi các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đối với các em mới được chuyển đến và tổ chức cho các em được tham gia học, vui chơi lồng ghép xen kẽ với học sinh cũ ở các lớp.

Qua trao đổi, Trưởng phòng GD&DDT huyện Đồng Văn, Mua Thị Hồng Minh cho biết: Việc chuyển học sinh Tiểu học từ các điểm trường về học tại trường chính đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, các em về trường chính có môi trường học tập tốt hơn, được quản lý, chăm sóc tốt hơn; hạn chế được tình trạng nghỉ học. Qua đánh giá chất lượng việc chuyển học sinh Tiểu học từ các điểm trường về học tại trường chính cho thấy, các em đều hoàn thành tốt việc học tập; nhận thức của các em tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và ứng xử,… đó không chỉ là mong muốn chung của ngành Giáo dục huyện, mà còn là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện sớm.

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lễ hội đua thuyền Quang Bình lần thứ V năm 2018

BHG - Ngày 19.8, tại lòng hồ Thủy điện sông Chừng, UBND huyện Quang Bình tổ chức Lễ hội đua thuyền lần thứ V, năm 2018. Đây là hoạt động thường niên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa thể thao truyền thống trên địa bàn. Đến dự có các đồng chí: Triệu Đức Thanh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; Lê Quang Minh, Ủy viên BTV, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

20/08/2018
Huyện Hoàng Su Phì sẽ tổ chức Tuần Văn hóa Du lịch "Qua miền Di sản ruộng bậc thang" năm 2018

BHG - Huyện Hoàng Su Phì sẽ tổ chức Tuần Văn hóa Du lịch "Qua miền Di sản ruộng bậc thang" năm 2018 từ ngày 28.9 – 30.9.2018. Lễ khai mạc sẽ bắt đầu từ 20h00 – 21h30 ngày 28.9; và các hoạt động "Không gian văn hóa gắn với trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của huyện và không gian thưởng trà Hoàng Su Phì tại hành lang trước trụ sở HĐND – UBND huyện; các hoạt động trải nghiệm du lịch văn hóa tại các xã...

20/08/2018
Hội nghị tổng kết năm học 2017 – 2018

BHG - Ngày 17.8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố Tổng kết năm học 2017 – 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019. Dự hội nghị có các đồng chí: Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

17/08/2018
Xuân Giang, vùng quê cách mạng ngày ấy và bây giờ

BHG - Xã Xuân Giang thời Pháp thuộc có tên gọi Châu Long, tiếng địa phương là Mường Chang, gồm 6 làng: Quyền, Then, Giám, Cưởm, Chì, Khương, với tổng diện tích tự nhiên trên 7.463 ha. Trước đây, Xuân Giang thuộc huyện Bắc Quang, từ năm 2003 thuộc huyện Quang Bình và được xác định là một trong những xã động lực thúc đẩy phát triển KT – XH của huyện.

 

17/08/2018