Hoàng Su Phì tích cực đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy

14:13, 13/11/2017

BHG - Hoàng Su Phì là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em, nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng sống, kiến thức về văn hóa bản địa, góp phần bảo tồn giá trị và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc ở địa phương, thời gian qua, 100% các trường học trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn nơi trường đóng chân để triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 6.1.2016 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI về việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh với nhiều cách làm, như: Lồng ghép vào giảng dạy trong các môn học, trong buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, các buổi ra chơi giữa giờ học; tổ chức các buổi học ngoại khóa; biểu diễn trong các Hội thi, giao lưu…

Học sinh trường
Giờ học ngoại khóa của học sinh trường PTDT Nội trú huyện Hoàng Su Phì.

Được biết, ngay từ đầu năm học, huyện Hoàng Su Phì đã chỉ đạo cụ thể tới từng cấp học cụ thể như: Đối với bậc học Mầm non giáo dục những kĩ năng sống cơ bản cho học sinh như kỹ năng vệ sinh cá nhân, kỹ năng giao tiếp; tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa truyền thống, trang phục dân tộc, các tranh ảnh về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Đối với học sinh Tiểu học, huyện định hướng tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở hệ Mầm non, tập trung hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; tuyên truyền giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, ý nghĩa các lễ hội truyền thống và các phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc; truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, các điệu múa; hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản về thêu dệt, đan lát truyền thống của dân tộc... Đối với học sinh THCS, huyện định hướng tập trung giáo dục những kỹ năng sống cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học; tuyên truyền, giới thiệu và tìm hiểu sâu về các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện; truyền dạy cho học sinh biết làm các loại nhạc cụ dân tộc và biểu diễn được các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống; truyền dạy đan lát các sản phẩm để phục vụ khách du lịch và giữ gìn bản sắc dân tộc…

Theo đồng chí Nguyễn Công Thành, Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Chiến Phố cho biết: Với đặc thù là một xã vùng cao, 100% số học sinh là người dân tộc thiểu số, trường đã tham mưu cho UBND xã kết hợp với cán bộ, giáo viên phân công phụ trách từng xóm trong xã, cùng nhau làm tốt công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh và học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, để văn hóa truyền thống thực sự đi vào tiềm thức của các em, nhà trường xây dựng nhiều phương pháp dạy và học bằng nhiều hình thức như mời nghệ nhân truyền dạy cho các em những bài hát, điệu múa của dân tộc, như múa chuông của dân tộc Dao, múa khèn và gậy đồng xu của dân tộc Mông, múa ngựa giấy của dân tộc Nùng; các trò chơi dân gian như đi cà kheo, đẩy gậy, chơi ô ăn quan; thêu dệt, đan lát các sản phẩm địa phương để phục vụ khách du lịch và giữ gìn bản sắc dân tộc… Em Vàng Thị Giang, học sinh lớp 8A, chia sẻ: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã giúp em tự tin hơn trong các hoạt động phong trào của nhà trường và đặc biệt thông qua những kiến thức được trau dồi giúp em hiểu hơn về văn hóa truyền thống của của dân tộc mình.

Tiết mục  múa ô của học sinh
Tiết mục Múa ô của học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Chiến Phố.

Đồng chí Phạm Thị Út, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú huyện Hoàng Su Phì khẳng định: Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống vào trường học, Trường PTDT Nội trú huyện Hoàng Su Phì đã triển khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường, phân công cụ thể giáo viên phụ trách các nhóm, lựa chọn và mời các nghệ nhân tham gia truyền dạy về văn hóa, những nghệ nhân được mời là những người am hiểu sâu sắc về nội dung văn hóa truyền thống, biết thể hiện các bài dân ca, sử dụng nhạc cụ dân tộc, am hiểu sâu sắc về các lễ hội… Ngoài ra, vào đầu năm học nhà trường tổ chức sinh hoạt, phổ biến nội quy nhà trường, hướng dẫn học sinh các kỹ năng cơ bản phục vụ bản thân… Bên cạnh đó, các thầy, cô giáo được phân công giao nhiệm vụ truyền dạy văn hóa cho học sinh đã tích cực tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh qua sách, báo để khai thác, nắm bắt các nét văn hóa truyền thống của từng dân tộc trên địa bàn để có thêm kiến thức nhằm truyền dạy cho các em học sinh thêm phần sinh động, gần gũi, dễ tiếp thu nhất.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lù Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết:  Ngay sau khi BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, huyện lựa chọn, thẩm định những nội dung văn hóa đặc sắc để giới thiệu, đưa vào chương trình giảng dạy; chỉ đạo các đơn vị trường học phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, mời các nghệ nhân dân gian, người am hiểu phong tục tập quán trực tiếp đến nói chuyện chuyên đề, truyền dạy văn hóa truyền thống cho học sinh… Sau một thời gian thực hiện, việc đưa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các đơn vị trường học đã phát triển đúng định hướng, có bước tiến bộ nhanh. Ngoài các hoạt động đã được định hình, nhiều đơn vị trường học đã tạo ra nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú; huy động được phụ huynh hỗ trợ về đồ dùng để thực hiện giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống cho con em mình…

THANH THỦY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn nỗ lực chỉnh trang đô thị

BHG-Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, Lễ hội Hoa Tam giác mạch chính thức diễn ra với nhiều hoạt động được tổ chức tại huyện Đồng Văn. Ngoài việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết theo yêu cầu của Ban tổ chức, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn đang tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách linh hoạt, huy động nội lực để chỉnh trang đô thị, tạo diện mạo, tầm vóc mới của huyện cực Bắc Tổ quốc trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế.

31/10/2017
Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

BHG - Ngày 12.11, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông (PTDT nội trú THPT) tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập...

12/11/2017
Lễ trao chứng nhận "ASEAN Homestay" cho Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm

BHG - Tối 10.11, UBND huyện Quản Bạ đã tổ chức Lễ trao Chứng nhận "Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê đạt tiêu chuẩn ASEAN" tên tiếng Anh là "ASEAN Homestay" cho cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ. Dự buổi lễ có các đồng chí: Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Ban điều phối Nông thôn mới Trung ương; cấp ủy, chính quyền huyện Quản Bạ và nhân dân thôn Nặm Đăm.

11/11/2017
Cần đẩy mạnh chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch

BHG - Du lịch Hà Giang những năm gần đây có bước phát triển ngoạn mục, tăng trưởng nhanh chóng về lượng khách và doanh thu. Hình ảnh của Hà Giang ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi cả trong và ngoài nước... thành quả ấy có sự góp sức rất lớn của các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Hàng năm, tỉnh ta luôn tích cực tham gia các hoạt động Xúc tiến, quảng bá du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm

11/11/2017