Du lịch trong mối liên kết vùng

09:08, 16/02/2017

BHG- Năm 2016 tiếp tục là một năm gặt hái nhiều thành công đối với ngành Du lịch (DL) Hà Giang, khi lượng khách DL đến tỉnh đạt trên 853.700 lượt người; doanh thu từ DL, dịch vụ DL đạt trên 795 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, ngành “Công nghiệp không khói” của mỗi địa phương muốn thực sự phát triển bền vững thì không thể “Độc bước” mà cần có giải pháp để phát huy lợi thế cạnh tranh và liên kết vùng.

Cán bộ Trung tâm XTDL và các doanh nghiệp Hà Giang tham gia Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”.
Cán bộ Trung tâm XTDL và các doanh nghiệp Hà Giang tham gia Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”.

Là tỉnh có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa các dân tộc, lại là địa phương đi sau về phát triển DL so với các tỉnh trong vùng miền núi phía Bắc; nhưng những năm qua, Hà Giang đã phát huy tiềm năng, lợi thế để tạo ra  thương hiệu DL riêng cho mình, xây dựng và phát triển các sản phẩm DL mang tính đặc thù và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Trong đó, Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn với những giá trị đặc biệt cả về cảnh quan, địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa tộc người, điểm đến cực Bắc..., là điểm nhấn giúp lượng khách đến Hà Giang tăng đột biến.Bên cạnh lợi thế so sánh, DL Hà Giang đang từng bước phát huy được sức mạnh liên kết giữa các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn. Từ năm 2008 đến nay, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình đã xây dựng, liên kết tuyến DL Vòng cung Tây Bắc; tích cực tham gia các chương trình “DL qua những miền di sản Việt Bắc”; ký kết hợp tác phát triển DL với Cục DL châu Văn Sơn (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); tham gia các hội chợ DL quốc tế tại Hà Nội, T.P. Hồ Chí Minh; ký kết hợp tác với nhiều công ty DL trong các nước. Ngoài ra, phát huy lợi thế là điểm nối giữa Đông Bắc và Tây Bắc, có Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, nên năm 2015, BCĐ Tây Bắc, Ban Kinh tế T.Ư và tỉnh ta đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Chiến lược phát triển kinh tế DL Hà Giang trong mối liên kết với các tỉnh khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc”. Tại Hội thảo này, các đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước đã tham luận, đưa ra nhiều giải pháp phát triển DL Hà Giang trong mối liên kết vùng, đưa nhanh Cao nguyên đá trở thành khu du lịch trọng điểm Quốc gia...

Bên cạnh việc liên kết các tour, tuyến DL, xây dựng thương hiệu, quy hoạch điểm và quảng bá, xúc tiến DL chung, liên kết vùng để phát triển DL còn thúc đẩy sự liên kết, hợp tác, phát triển về hạ tầng giao thông, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút vốn đầu tư, liên kết giữa các đơn vị kinh doanh du lịch, cơ chế chính sách... tạo ra một mối dung hòa tổng thể để hỗ trợ nhau giữa các địa phương cùng phát triển.

 Năm DL Quốc gia 2017 Tây Bắc – Lào Cai với chủ đề “Sắc màu Tây Bắc” được tổ chức tại tỉnh Lào Cai đang đến rất gần với nhiều chương trình, sự kiện hấp dẫn được tổ chức tại các địa phương thuộc các tỉnh, thành trong khu vực Tây Bắc mở rộng và một số địa phương khác..., dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách đến thăm, đây là cơ hội lớn để Hà Giang quảng bá và xúc tiến DL.

Hà Giang xác định phát triển kinh tế trên quan điểm “Một trục - hai hướng”, kết nối Đông Bắc và Tây Bắc, kết nối một trục giữa các tỉnh Hà Giang -  Tuyên Quang - Vĩnh Phúc với thị trường châu Văn Sơn (Trung Quốc). Việc liên kết vùng mở ra nhiều cơ hội để DL Hà Giang phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức khi cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, các dịch vụ DL của tỉnh nhà chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách... Điều này đòi hỏi ngành DL phải tự đổi mới, có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư.

BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gìn giữ nghề làm khèn Mông trên cao nguyên đá Hà Giang

Xuân 2017 - Lên cao nguyên đá Đồng Văn vào những ngày đầu năm mới 2017, cái lạnh của mùa Đông vẫn hiện hữu ở trong các bản làng. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào dân tộc Mông vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của mình. Một trong những nét văn hóa đó chính là đã gìn giữa nghề làm khèn Mông truyền thống. 

31/01/2017
Du lịch Xín Mần khởi sắc vào Xuân

Xuân 2017 - Xín Mần là huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang, ngoài cảnh đẹp của núi rừng hùng vĩ và điểm nhấn là những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trải dài trên địa bàn các xã Thèn phàng, Xín Mần, Nấm Dẩn… tạo nên một bức tranh kỳ vĩ mỗi khi vào mùa vụ. 

31/01/2017
Những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Pà Thẻn

Xuân 2017 - Hà Giang, mảnh đất cực Bắc địa đầu của Tổ quốc, nơi hội tụ 19 dân tộc anh em cùng chung sống. Đến với Hà Giang những ngày đầu Xuân, du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, được ngắm những cây hoa đào, hoa mận, hoa lê đua nhau khoe sắc mà còn được tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa đặc sắc, thể hiện qua những bộ trang phục của những thiếu nữ dân tộc Pà Thẻn rực rỡ như đàn chim lửa và đặc biệt được hòa mình vào Lễ hội nhảy lửa, Lễ kéo chày và các trò chơi dân gian của dân tộc Pà Thẻn. 

31/01/2017
Nơi "Ươm mầm" cho trẻ em ở xã vùng III Thuận Hòa

BHG - Thuận Hòa là xã vùng 3 của huyện Vị Xuyên, địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao, vực sâu nên thiếu đất cánh tác nông nghiệp, đời sống của người dân trong xã còn nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng vượt qua mọi khó khăn thử thách, với sự vào cuộc đồng bộ từ cấp ủy, chính quyền địa phương đến nhà trường và toàn xã hội nên chất lượng giáo dục và tỷ lệ duy trì tỷ số học sinh đến trường của xã luôn đạt kết quả cao. 

31/01/2017