Hiệu quả Đề án di chuyển học sinh từ các điểm trường về trường chính ở Bắc Mê

16:13, 30/09/2016

BHG - Năm 2015 - 2016, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Bắc Mê thực hiện Đề án chuyển học sinh (HS) tiểu học (TH) từ điểm trường về học tại trường chính bước đầu đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục toàn diện HS; làm thay đổi tư duy, nhận thức của giáo viên, HS và phụ huynh, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện.

Thực hiện chủ trương của tỉnh về việc đưa HS từ các điểm trường về học tại trường chính, ngành GD&ĐT huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, sắp xếp lại HS cùng khối, lớp giữa các điểm trường lẻ về học tại trường chính và tổ chức bán trú... Năm học 2015 – 2016, qua thực hiện Đề án, diện mạo của ngành GD&ĐT huyện đã có nhiều khởi sắc. Kết quả năm học 2015 - 2016, ngành đã chuyển toàn bộ 121 HS ở 7 điểm trường, với 16 lớp về 4 trường chính; chuyển một phần HS ở 39 điểm trường với 59 lớp về 11 trường chính bằng 581 HS. Đối với cơ sở vật chất để đảm bảo cho việc thực hiện sáp nhập điểm trường, ngành tiến hành làm mới 6 phòng học tại trường chính (Yên Cường I: 2 phòng; Giáp Trung: 1 phòng và Minh Sơn: 3 phòng); phòng lưu trú HS được làm mới 4 phòng (Yên Cường I: 2 phòng, Thượng Tân: 2 phòng); làm mới 3 nhà ăn tại Trường TH Yên Cường 1, TH Yên Phong và TH Yên Định... Ngoài ra các trường còn chủ động sửa chữa trần nhà lớp học, nhà lưu trú, hệ thống cửa sổ, cửa chính và giường nằm để phục vụ tốt cho nhiệm vụ năm học.

Một tiết học Toán của học sinh bán trú lớp 5C, được chuyển từ điểm trường thôn Lùng Càng, Lùng Hảo về trường chính học.	      Ảnh: CTV
Một tiết học Toán của học sinh bán trú lớp 5C, được chuyển từ điểm trường thôn Lùng Càng, Lùng Hảo về trường chính học. Ảnh: CTV

Trường TH xã Minh Ngọc có 6 điểm trưởng lẻ và 1 điểm trường chính, để thực hiện có hiệu quả Đề án, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền, vận động phụ huynh HS đưa con em mình về điểm trường chính để học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đồng thời để các em có điều kiện học tập trong môi trường tốt hơn. Được sự đồng thuận, nhà trường đã thực hiện việc đưa 131 HS các lớp 2,3,4,5 tại điểm trường thôn Lùng Hảo, Lùng Càng về trường chính. Hiện, việc học của các em đã dần ổn định và đi vào nề nếp. Cô giáo Thào Thị Mây, Hiệu trưởng Trường TH xã Minh Ngọc chia sẻ: Những ngày đầu, các em xuống trường chính học nhìn cái gì cũng ngơ ngác, lạ lẫm và rất nhút nhát; đặc biệt còn chưa đọc thông viết thạo, tính toán chậm so với các bạn tại trường chính. Nhưng chỉ sau một học kỳ với việc rèn học 3 buổi/ngày, các em đã tiến bộ hơn hẳn về mọi mặt; diện mạo sáng sủa hơn, nhanh nhẹn hơn, biết giao tiếp, chào hỏi thầy cô, bạn bè,... có thêm nhiều vốn tiếng phổ thông, đọc tốt, viết đẹp, tính toán nhanh. Đặc biệt có nhiều lớp, nhiều HS bán trú rất hiếu học và học nổi trội hơn hẳn các bạn học sinh khu vực trung tâm xã.

Em Chảo Thị Hằng, lớp 5C, Trường TH xã Minh Ngọc chia sẻ: Lúc đầu học tại trường mới em rất bỡ ngỡ, nhưng được thầy, cô giáo chăm sóc, quan tâm; em đã quen với các bạn và trường mới rồi, em rất vui khi học tập tại đây vì có nhiều bạn chơi và được ăn ngon hơn...

Theo kế hoạch năm học 2016 - 2017, ngành GD&ĐT huyện sẽ chuyển toàn bộ 20 em HS ở 1 điểm trường với 3 lớp học về một trường chính; chuyển 798 HS tại 71 điển trường về 13 trường chính; sáp nhập 51 HS tại 4 điểm trường về 2 trường chính. Theo lộ trình từ năm 2016 - 2020, năm học 2016 - 2017 giảm 1 trường, có điểm trường chuyển toàn bộ HS về trường chính (Điểm trường Khuổi Tàu, xã Phú Nam); giảm 3 điểm trường chuyển một phần HS với 37 HS và giảm 1 điểm trường do sáp nhập với 81 học sinh. Ông Nguyễn Đức Thủy, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Hiện, các địa phương đang triển khai Đề án chuyển HS TH từ điểm trường về học tại trường chính. Sau khi dồn, ghép một số điểm trường lẻ về điểm trường chính, bước đầu đã đạt được kết quả khả quan về chất lượng học tập của HS các lớp bán trú được nâng lên. Khả năng Tiếng Việt của HS có nhiều tiến bộ, các em mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động giao tiếp và học tập; môi trường học tập và sinh hoạt tốt hơn... Tuy nhiên, để đảm bảo các điều kiện về địa lý, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của các trường sau di chuyển HS về trường chính một cách hợp lý; các trường đã chủ động trong việc điều tiết giáo viên dôi dư; sắp xếp và thành lập các tổ nhóm quản lý bán trú hiệu quả và khoa học. Việc sắp xếp các điểm trường hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhà trường thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học;

Có thể nói, với những nỗ lực của ngành GD&ĐT huyện Bắc Mê trong việc triển khai thực hiện Đề án và những thành công bước đầu thực hiện phương án dồn, ghép điểm trường trên địa bàn toàn huyện; chất lượng giáo dục sẽ ngày càng nâng cao, nhất là việc duy trì sĩ số HS và độ chuyên cần cũng được đảm bảo.

TỐNG VĂN QUYẾT
(Trường Chính trị tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Đòn bẩy" để thực hiện hiệu quả Kế hoạch 200 của UBND tỉnh

BHG - Phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước; tuy nhiên, đối với một tỉnh miền núi, biên giới như Hà Giang thì phong trào này còn khá mới mẻ. Tháng 11.2014, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 200 để thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh. Sau 2 năm triển khai, việc thực hiện Kế hoạch 200 đã đem lại những kết quả bước đầu đáng ghi nhận; tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện. 

30/09/2016
Nhân rộng các mô hình hiệu quả trong giáo dục

BHG - Thời gian qua, Sở GD&ĐT đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình giáo dục hiệu quả, là "đòn bẩy" góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nổi bật như: Tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với việc "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; mô hình Đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong các trường học; chú trọng rèn luyện kỹ năng sống...

30/09/2016
"Ươm mầm tương lai" cho "đá mồ côi" ở Miền đá xám

BHG - Chúng tôi về Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Mèo Vạc vào một ngày thu, khi trường đang chuẩn bị kỷ niệm 45 năm thành lập. Nhưng câu chuyện giữa chúng tôi với các thầy, cô nơi đây lại không phải nói về hành trình 45 năm của trường, mà là một việc làm chưa có tiền lệ. Đó là một lớp học mang tên "ươm mầm tương lai" cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà chúng tôi ví như những hòn "đá mồ côi" ở Miền đá xám Mèo Vạc. 

30/09/2016
Dệt lanh - nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc Mông

BHG - Cây lanh đã gắn bó với đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang từ bao nhiêu đời nay. Người phụ nữ Mông luôn gắn liền với nghề trồng lanh, dệt vải và trở thành biểu tượng cho sự dẻo dai, cần cù và khéo léo. Những bộ váy, áo của người Mông được dệt từ sợi lanh đã tạo nên những sắc màu rực rỡ cho các phiên chợ và được khách du lịch yêu thích. Đó còn là sản phẩm truyền thống đặc sắc thấm đượm tinh hoa văn hóa đồng bào dân tộc Mông vùng Cao nguyên đá.

30/09/2016