Mèo Vạc tạo "cú hích" đổi mới giáo dục

16:44, 27/01/2016

(Xuân 2016) - Năm học 2015 - 2016 đã bước qua nửa chặng đường, với việc mở rộng mô hình “lớp chọn” ở các đơn vị trường học đang mở hướng đi “đột phá” trong công tác giáo dục ở Mèo Vạc. Đặc biệt, đánh giá đúng thực trạng, đưa ra các giải pháp hiệu quả được xem là những “cú hích” giúp nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mèo Vạc ký cam kết với Chủ tịch UBND huyện về thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mèo Vạc ký cam kết với Chủ tịch UBND huyện về thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục.

Trong câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm công tác quản lý giáo dục ở Mèo Vạc xoay quanh việc tổ chức triển khai mô hình “lớp chọn” ở các trường học. Có lẽ đối với một số địa phương khác trong tỉnh là chuyện đã cũ, nhưng với Mèo Vạc, đó là “đòn bẩy” tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng giáo dục trong thời gian qua. Theo đó, mô hình “lớp chọn” được Phòng GD&ĐT huyện triển khai dưới hình thức thi tuyển đối với lớp đầu cấp và tuyển những học sinh đạt kết quả cao. Ngoài ra, một số trường THCS đã tổ chức tuyển chọn bằng cách căn cứ chất lượng đánh giá của trường Tiểu học để xếp các em có điểm số cao vào một lớp. Các trường căn cứ kết quả phân luồng và kế hoạch đào tạo chất lượng “mũi nhọn” của nhà trường và của ngành; phân công giáo viên có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HS để giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Cùng với đó, tổ chức ký cam kết chất lượng giáo dục ngay từ đầu năm học.

Học sinh Trường PTDT Nội trú huyện chăm sóc vườn hoa nhà trường.
Học sinh Trường PTDT Nội trú huyện chăm sóc vườn hoa nhà trường.

Trên thực tế, các “lớp chọn” chủ yếu là học sinh khá, giỏi nên mặt bằng chất lượng tương đối tốt, thuận lợi cho việc trao đổi phương pháp học tập. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc áp dụng đổi mới các phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, một số nhà trường đã có cách làm linh hoạt để tạo sự cân bằng trong các lớp học như giữ lại một số em học lực khá ở các lớp đại trà; đưa ra tiêu chí giáo viên giảng dạy ở các “lớp chọn” phải là giáo viên dạy giỏi, chất lượng bộ môn phải đạt 75% trở lên. Đồng chí Lâm Quang Hưng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mèo Vạc cho biết: “Do nhận được sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh nên mô hình “lớp chọn” đã phát huy hiệu quả. Qua đánh giá học lực và hạnh kiểm cho thấy, chất lượng học sinh cơ bản đạt theo yêu cầu. Đây là cơ sở để huyện tiếp tục nhân rộng mô hình ở các trường học, nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong công tác giáo dục”.

Những ngày giữa tháng 10.2015, huyện Mèo Vạc đã tổ chức Hội thảo bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và đề xuất nhiều giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giáo dục đã cho thấy tính chủ động, dám nhìn vào sự thật của ngành giáo dục Mèo Vạc. Đó thực sự là những “cú hích” thúc đẩy việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở huyện nghèo.

TIẾN HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tổng kết công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2013 – 2015, triển khai giai đoạn 2016 - 2020

BHG- Ngày 27.1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2013 – 2015, triển khai công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020. Đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh; các sở, ban, ngành; các huyện, thành phố…

27/01/2016
"Bức tranh" giáo dục Bắc Mê, những mảng mầu tươi sáng

(Xuân 2016) - Năm 2015, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự nỗ lực cố gắng của ngành giáo dục cũng như sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự quan tâm của phụ huynh học sinh..., ngành Giáo dục huyện Bắc Mê đã đạt được những kết quả khá toàn diện.

27/01/2016
Khơi nguồn "Văn hóa truyền thống"

(Xuân 2016) - Tết đến, Xuân về báo hiệu một năm mới đang đến, đó cũng là thời khắc để huyện Xín Mần điểm lại những kết quả đã đạt được trong năm qua. Năm Ất Mùi khép lại cũng là năm kết thúc giai đoạn I của Đề án "Đưa văn hóa truyền thống vào trường học" mà địa phương thực hiện tại tất cả các trường học, tạo nên điểm "nhấn" trong lĩnh vực văn hóa. 

27/01/2016
Reo vui "con chữ" nơi cực Tây

(Xuân 2016)- Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, công tác Giáo dục – Đào tạo huyện Xín Mần luôn được chú trọng. Kết thúc năm học 2014 – 2015, 99,92% số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, 99% học sinh tốt nghiệp THCS, 100% các trường có khu vệ sinh dành cho giáo viên và học sinh, hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục, đạt chuẩn Quốc gia về Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi... 

27/01/2016