"Bức tranh" giáo dục Bắc Mê, những mảng mầu tươi sáng
(Xuân 2016) - Năm 2015, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự nỗ lực cố gắng của ngành giáo dục cũng như sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự quan tâm của phụ huynh học sinh..., ngành Giáo dục huyện Bắc Mê đã đạt được những kết quả khá toàn diện.
Cô và trò Trường THCS Yên Phong trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân. |
Mạng lưới trường, lớp tiếp tục phát triển theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn huyện. Đến nay, về cơ sở vật chất (CSVC) phòng học, bàn ghế đã được nâng cấp như: Tổng số phòng học có 763 phòng (kiên cố có 308; cấp IV có 287 phòng; tạm 168 phòng), về bàn ghế: Giáo viên có 586 bộ; học sinh có 6.658 bộ... Đối với mạng lưới hệ thống trường, lớp giáo dục mầm non (GDMN), trong năm qua, đã tích cực thực hiện quy hoạch mạng lưới theo hướng: Ghép các điểm trường lẻ thành các điểm trường tập trung để thực hiện chủ trương tách riêng từng độ tuổi nhằm thực hiện tốt chương trình đổi mới trong GDMN. Năm học 2015-2016 là năm học đầu tiên thực hiện kế hoạch sáp nhập học sinh về trường chính học tập. Qua đó, toàn huyện đã có 4 trường sáp nhập với 7 điểm trường (16 lớp = 121 học sinh). Chuyển một phần học sinh về trường chính, có 11 trường và 39 điểm trường (59 lớp = 581 học sinh) đáp ứng cơ bản nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ MN và phổ cập GDMN. Hệ thống mạng lưới các trường TH, THCS được quan tâm, ổn định và giữ vững.
Hàng năm, ngành GD luôn quan tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng các trường học, có thống kê, báo cáo các trường học xuống cấp cần tu sửa, xây dựng mới. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia, cùng với sự đầu tư về kinh phí của địa phương, ngân sách Nhà nước, ngành GD còn tranh thủ các nguồn vốn, kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia về kiên cố hóa trường học... Ngành đã tích cực phối hợp với các địa phương chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010-2015 gắn với Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Hiện nay, toàn huyện có 8 trường đạt chuẩn Quốc gia. Trong đó, có 2 trường MN, 3 trường TH và 3 trường THCS.
Thực hiện chương trình phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, huyện Bắc Mê đến nay, đã chỉ đạo 100% các nhà trường thực hiện chương trình giáo dục MN mới; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 98%. Thực hiện tốt việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo tại các điểm trường vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cơ thể thấp, còi, nhẹ cân. Các lớp 5 tuổi được trang bị đầy đủ bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu. Đến nay, toàn huyện công nhận 12/13 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập MN 5 tuổi.
Những năm qua, công tác PCGDTH đúng độ tuổi và PCTHCS luôn được duy trì tại các trường phổ thông trong toàn huyện. Năm 2015, với những giải pháp thiết thực như huy động các nguồn lực nhằm tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học, các địa phương đã huy động tối đa trẻ đến tuổi ra lớp. Hiện nay, toàn huyện đã có 13/13 xã, thị trấn được công nhân phổ cập GDTH đúng độ tuổi, GDTHCS.
Các nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học thông qua bồi dưỡng giáo viên, hội thảo chuyên môn, dự giờ thăm lớp, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác hiệu quả các thiết bị dạy học. Đổi mới phương pháp dạy và học đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chuyên môn giáo viên. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhất là tại các trường nội trú và trường có học sinh bán trú trong toàn huyện. Nâng cao chất lượng các kì thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp. Nhân rộng các trường thực hiện Mô hình trường học mới (VNEN) ở cấp tiểu học và THCS. Công tác giáo dục dân tộc được tăng cường đi sâu vào giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh; đưa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy.
VĂN QUÂN
Ý kiến bạn đọc