Giải Thể Công Ty - Những Trường Hợp Phải Giải Thế
Giải thể công ty là vấn đề mà không một chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Đặc biệt trong tình hình diễn biến của dịch bệnh và nền kinh tế khó khăn tại thị trường Việt Nam. Vậy bên cạnh lý do dịch bệnh của Covid còn có những lý do nào dẫn đến các doanh nghiệp phải phá sản. Hãy cùng tìm bài viết bên dưới đây.
Giải thể công ty là gì
Đây là một trong những cách để chấm dứt sự tồn tại của công ty. Việc giải thể nó xuất phát từ rất nhiều lý do như là: Công ty không muốn tiếp tục kinh doanh, hết thời hạn kinh doanh hoặc đã hoàn thành được mục tiêu đã định, kinh doanh làm ăn thua lỗ,....
Bên cạnh đó cũng giải thể theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Khi công ty đó không còn đủ điều kiện tồn tại theo luật định hoặc có vi phạm pháp luật.
Những đặc điểm của giải thể công ty
- Là một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp sẽ tiến hành làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay là Trọng tài.
- Là quyền của công ty nếu giải thể tự nguyện. Nhưng bên cạnh đó cũng có thể là giải thể bắt buộc nếu công ty đó vi phạm đến pháp luật và bị thu hồi giấy có chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp hay là đóng mã số thuế của công ty.
Những đặc điểm của giải thể công ty
Các tài liệu cần chuẩn bị thủ tục khi giải thể công ty
- Biên bản quyết toán thuế với các cơ quan thuế và thông báo mã số thuế do giải thể.
- Giấy biên nhận về việc công bố quyết định giải thể công ty.
- Xác nhận hoàn tất các thủ tục của hải quan.
- Công ty phải xác nhận đóng cửa tài khoản ngân hàng hoặc cam kết chưa mở tài khoản ngân hàng.
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc.
- Dấu pháp nhân.
- Chấm dứt mọi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm.
Những nguyên nhân khiến cho giải thể công ty
Hiện nay có rất nhiều công ty phải phá sản trong mấy năm qua. Vậy đó là những nguyên nhân nào đã khiến cho các doanh nghiệp phải giải thể, cụ thể như sau:
Kết quả kinh doanh thua lỗ
Do làm ăn thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong suốt quá trình hoạt động vò không huy động được nguồn vốn, tài chính để tiếp tục hoạt động. Đây cũng được xem là nguyên nhân chủ yếu và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các doanh nghiệp. Khi phải tiến hành thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Kết quả kinh doanh thua lỗ
Bởi lẽ việc khó khăn trong quá trình hoạt động thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp phải nhưng quan trọng doanh nghiệp đó có biết cách để vượt qua thời kỳ khó khăn đó hay không? Nếu như doanh nghiệp không biết cách vượt qua khó khăn thì quy luật tất yếu công ty giải thể.
Ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô, dịch bệnh
Do khó khăn của nền kinh tế, sức cạnh tranh giảm suất, nhu cầu thị trường xuống thấp nên nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng co cụm. Đang tìm cách sáp nhập hợp nhất với nhau để tăng trưởng sức mạnh hay là bị chính các đối thủ cạnh tranh thôn tính. Khi đó các công ty không thể tiếp tục hoạt động nên buộc phải giải thể công ty.
Hạn chế về năng lực quản lý
Do năng lực của quản lý, điều hành doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức còn rất hạn chế. Thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành công ty làm cho tình hình kinh doanh của công ty ngày càng đi xuống và không thể phát triển. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc công ty giải thể.
Bởi vì các công ty có phát triển tốt được hay không chủ yếu còn phụ thuộc và các chủ thể có thẩm quyền trong doanh nghiệp như: Giám đốc, phó giám đốc và các nhân viên chủ chốt trong doanh nghiệp,.... Nếu các cá nhân này không biết cách quản lý, điều hành công ty thò công ty sẽ không phát triển, dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp phá sản là điều tất yếu.
Thiếu nguồn vốn
Nguyên nhân tiếp theo đó chính là thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được thị trường, đang thuộc diện bán hay là chờ tổ chức lại loại hình doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thường liên kết với các doanh nghiệp khác để hoạt động.
Thiều nguồn vốn
Nhưng đôi khi một trong hai công ty rút vốn. Dẫn đến việc doanh nghiệp không thể tự chủ được vốn của mình, hậu quả là doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được.
Thủ tục giải thể công ty cần thực hiện tại những cơ quan nào
- Cơ quan hải quan: Là xác nhận nghĩa vụ hải quan.
- Cơ quan thuế: Quyết toán các khoản thu đến thuế, đóng cửa mã số thuế.
- Cơ quan bảo hiểm: Chốt sổ bảo hiểm xã hội cho những người lao động trong công ty.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh: Công ty phả đến cơ quan này để trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi giải thể công ty có được thành lập công ty mới hay không
Khác với công ty bị tuyên bố là phá sản. Sau khi giải thể công ty hay là doanh nghiệp hợp pháp, các thành viên, cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty. Hoàn toàn có quyền trong việc thành lập công ty mới mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về giải thể công ty, mà các doanh nghiệp thường hay mắc phải. Nên vì thế anh em hãy đọc qua mà hãy tránh những sai lầm trên để cho công ty không gặp phải các vấn đề trên. Chúc anh em làm ăn thành đạt và gặp nhiều may mắn trong công việc.
CÔNG TY HÃNG LUẬT QUỐC TẾ THÀNH CÔNG
Website: https://luatthanhcong.com/
Trụ sở: Tầng trệt Số, 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh 1: Số 004A-004B đường Bùi Công Trừng, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh 2: Số 1429 Đường Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0963 766 477 - 0931 060 668
EMAIL: congtyluatthanhcong@gmail.com
Ý kiến bạn đọc