Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

19:02, 26/10/2022

BHG - Chiều 26.10, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV nghe Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình về dự án Luật Phòng thủ dân sự; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng thủ dân sự; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Quang cảnh phiên họp chiều 26.10
Quang cảnh phiên họp chiều 26.10

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày, một số nội dung còn ý kiến khác nhau thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tập trung vào một số nội dung chính, như: Bổ sung các hành vi bạo lực gia đình, nhóm đối tượng được áp dụng tương tự thành viên của gia đình và bổ sung quy định để tăng tính khả thi áp dụng luật đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình chủ động; các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình…

Bà Nguyễn Thúy Anh thông tin, hầu hết các hành vi bạo lực gia đình đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hoặc bạo lực kinh tế. Tuy nhiên, có hành vi bạo lực tác động đến người bị bạo lực gia đình dưới dạng đan xen nhiều hình thức khác nhau, nên nếu quy định khái quát thành 4 nhóm hành vi bạo lực gia đình thì có thể trùng lặp, bỏ sót hoặc không bao quát hết các hành vi bạo lực gia đình. Do đó, dự thảo luật tiếp tục quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình; đồng thời chỉnh lý để làm rõ nghĩa hơn một số hành vi bạo lực gia đình.

Đoàn ĐBQH Hà Giang dự phiên thảo luận tại hội trường
Đoàn ĐBQH Hà Giang dự phiên thảo luận tại hội trường

Có ý kiến đề nghị bỏ “đối tượng áp dụng” là người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng, người là anh, chị, em của người đã ly hôn. Có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng là "người tình" của vợ/chồng đã ly hôn và con riêng của vợ, chồng hoặc của người đang chung sống với nhau như vợ chồng, con riêng của người đã ly hôn. Một số ý kiến cho rằng khoản 1, Điều 3 quy định về hành vi bạo lực gia đình đề nghị xếp loại theo các nhóm hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục và các loại bạo lực khác. Một số ý kiến góp ý về nội dung các điểm quy định về hành vi bạo lực gia đình.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh, trong thực tế có nhiều trường hợp nam, nữ không hoặc chưa kết hôn nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng. Hoặc vợ chồng tuy đã ly hôn, không là quan hệ gia đình, song là mối quan hệ rất đặc thù dễ nảy sinh các tương tác, tiếp xúc trong cuộc sống, từ đó gia tăng nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực. Ngoài ra, còn có nhiều vụ việc bạo lực gia đình liên quan đến thành viên gia đình của người đã ly hôn hoặc người chung sống với nhau như vợ chồng. Xuất phát từ nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình "lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm", mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình, giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình; xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính khả thi, trên cơ sở nghiên cứu và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo luật như thể hiện tại khoản 2, Điều 3 và giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này để tăng tính chặt chẽ của quy định…

Tiếp tục thảo luận vào dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Đại Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên cho rằng, dù bao quát đến đâu cũng không thể quy định dự kiến hết các hành vi bạo lực gia đình trong thực tiễn. Vì vậy, đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung vào khoản 1, Điều 3 của dự thảo luật nội dung: “Các hành vi chưa được quy định trong luật nhưng có biểu hiện rõ ràng và có đầy đủ các dấu hiệu của hành vi bạo lực gia đình đều được coi là hành vi bạo lực gia đình”. Nội dung này để nếu có hành vi không lường hết được trong luật thì vẫn có căn cứ xử lý.

Đại biểu Lý Anh Thư, Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang bày tỏ, thực tế hiện nay chưa có điều khoản, văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa chính xác người kì thị, phân biệt đối xử, định kiến về giới. Vì vậy, trong dự thảo luật quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 13 như vậy chưa phù hợp, dễ dẫn đến quy chụp, xác định người định kiến về giới dựa vào cảm quan cá nhân, bởi thực tế việc xác định người phân biệt đối xử, định kiến về giới phải thông qua hành vi…

Duy Tuấn (tổng hợp); Ảnh: CTV


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chính phủ ban hành Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25/10/2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
26/10/2022
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra tiến độ Dự án Cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang – Xín Mần
BHG - Chiều 26.10, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra và làm việc với các sở, ngành liên quan về tiến độ Dự án Cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang – Xín Mần (ĐT.177), đoạn km0 – km55 (giai đoạn 1). Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành và huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì.
26/10/2022
Đoàn ĐBQH Hà Giang thảo luận về các dự thảo nghị quyết: Thí điểm cơ chế đặc thù đối với TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lắk) và cấp quyền lựa chọn biển số xe ô tô thông qua đấu giá.
BHG - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 26.10, Quốc hội chia tổ thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số xe ô tô thông qua đấu giá và dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù đối với thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận, Gia Lai, Bắc Kạn. Đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang, Tổ trưởng tổ 3 chủ trì thảo luận.
26/10/2022
Họp Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển HTX
BHG - Chiều 26.10, tại trụ sở UBND tỉnh, Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh tổ chức họp đánh giá hoạt động của quỹ trong 9 tháng đầu năm. Đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý quỹ chủ trì cuộc họp. Dự họp có các thành viên Hội đồng Quản lý quỹ, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành quỹ.
26/10/2022