Bầu cử cấp ủy, nội dung quan trọng của Đại hội Đảng

10:53, 18/01/2020

BHG  - Một trong những nội dung cần được quan tâm chỉ đạo trong Đại hội Đảng các cấp là bầu ra cấp ủy để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đảng theo quy định của Điều lệ; là cơ sở quyết định việc phân công cán bộ của Đảng nắm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý quan trọng trong hệ thống chính trị. Vì thế, bầu cử trong Đảng là công tác vô cùng hệ trọng, một mặt đảm bảo cho mọi đảng viên thực hiện được quyền bầu cử dân chủ theo quy định của Điều lệ Đảng, mặt khác đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của cấp ủy và quan trọng là qua đây để lựa chọn được những người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín vào cấp ủy một cách nghiêm túc và chính xác theo đúng nguyên tắc dân chủ tập trung, thể hiện Đảng là một tổ chức cách mạng chặt chẽ, kỷ cương, đoàn kết và thống nhất cao.

Nhiều nhiệm kỳ qua, công tác bầu cử trong Đảng đã từng bước có sự đổi mới gắn liền với sự đổi mới của các khâu trong công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu về công tác chỉnh đốn và xây dựng Đảng. Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành theo Quyết định số 77-QĐ/TW ngày 22/6/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII, Quyết định số 220-QĐ/TW ngày 17/4/2009 của Bộ Chính trị khóa X, Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 09/6/2014 của Bộ Chính trị khóa XII đánh dấu những sự đổi mới và bước phát triển quan trọng của chế độ bầu cử trong Đảng qua các kỳ Đại hội. Quy chế bầu cử trong Đảng theo Quyết định số 244 vẫn có hiệu lực và được áp dụng đối với việc bầu cử từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương, được áp dụng thống nhất, đồng bộ với mọi tổ chức Đảng. Quy chế quy định cụ thể về việc ứng cử, đề cử của đảng viên, cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ để bầu cử vào cơ quan lãnh đạo, các chức danh lãnh đạo và Ủy ban Kiểm tra các cấp của Đảng. Quy chế này, nhằm khắc phục tình trạng lúng túng, vướng mắc khi thực hiện quyền ứng cử, đề cử; quyền nhận đề cử của đảng viên, của cấp ủy viên trong sinh hoạt bầu cử theo quy định của Điều lệ Đảng, đồng thời để thực hiện tốt hơn nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng cần được xuyên suốt trong quá trình tiến hành bầu cử.

Có thể nói, Quy chế bầu cử trong Đảng theo Quyết định số 244 đã cụ thể hóa một bước rất quan trọng về nguyên tắc tập trung dân chủ, làm sao để bầu cử trong Đảng thật sự dân chủ nhưng phải đúng quy trình, đảm bảo được sự tập trung. Cần phải hiểu rằng, nhân sự để giới thiệu bầu cử vào các chức danh đã được chuẩn bị qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng, qua thực tiễn hoạt động và nằm trong diện quy hoạch; việc bầu cử là khâu cuối cùng được tiến hành để khẳng định việc phân công của Đảng đối với đảng viên giữ các chức vụ ủy viên cấp ủy từ cơ sở đến Trung ương. Vì thế cần được quy định hết sức chặt chẽ. Quy chế bầu cử trong Quyết định 244 ghi rõ: “Cấp ủy viên, cấp ủy triệu tập đại hội không được đề cử người ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy…”. Để thể hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong bầu cử, Quyết định 244 quy định danh sách ứng cử do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội. Còn danh sách để bầu cử cấp ủy bao gồm số người do cấp ủy đề cử và những người ứng cử, được đề cử tại đại hội. Như vậy là số người để đại hội bầu vào cấp ủy sẽ nhiều hơn số lượng cần bầu, nên để được tập trung, Quy chế bầu cử cũng quy định rõ số dư tối đa của danh sách bầu cử gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử không quá 30% số lượng bầu. Trường hợp chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội quyết định lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử. Trường hợp nhiều hơn 30% thì xin ý kiến đại hội về những người được đại biểu đại hội đề cử và ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu. Có thể nói quy định bầu cử trong Đảng được thiết kế cụ thể, mạch lạc và chặt chẽ cho từng quy trình bầu cử từ bầu cấp ủy, bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên, bầu đoàn Chủ tịch, bầu Ban Thường vụ, bầu Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy, bầu Ủy ban Kiểm tra, bầu Bộ Chính trị, bầu Ban Bí thư, bầu Tổng Bí thư; nhìn chung phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của một Đảng cách mạng, vừa đáp ứng yêu cầu phát huy dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng, vừa tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy cũng như của đại biểu đại hội trong công tác bầu cử. Sự đổi mới trong công tác bầu cử gắn bó mật thiết với đổi mới công tác cán bộ, nhất là với Quy định 205 của Bộ Chính trị “Về vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”, nhằm góp phần tạo sự đồng bộ và hiệu quả của toàn bộ công tác cán bộ, đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện và hoàn cảnh mới.

Đảng ta là một Đảng cầm quyền, đội ngũ lãnh đạo các cấp của Đảng có vị trí đặc biệt nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với cả hệ thống chính trị. Với lựa chọn để bầu ra được những đảng viên tiêu biểu có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, quyết không để lọt vào cấp ủy những phần tử cơ hội, tiêu cực, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, bè phái, cục bộ, “lợi ích nhóm”, suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, vi phạm những quy định, quy chế về những điều đảng viên không được làm (Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019). Qua Đại hội Đảng, bầu ra được cấp ủy có đủ uy tín để đảng viên và quần chúng nhân dân gửi gắm và vững tin vào sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Do vậy đổi mới công tác bầu cử trong Đảng để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng trong điều kiện phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đang là một yêu cầu vừa cơ bản lại vừa có tính thời sự, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng, với chế độ. Từ đổi mới công tác bầu cử trong Đảng sẽ là tiền đề, là cơ sở quan trọng để đổi mới chế độ bầu cử trong cơ quan Nhà nước, nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn phương thức cầm quyền của Đảng là cầm quyền khoa học, dân chủ, sáng tạo và trách nhiệm trước nhân dân và dân tộc.

TS. ĐẶNG DUY BÁU


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chúc Tết tại huyện Đồng Văn và Mèo Vạc

BHG - Ngày 17.1, đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi thăm, chúc Tết tại huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Cùng đi có lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; lãnh đạo huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.

 

18/01/2020
Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm, chúc Tết tại Xín Mần

BHG - Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, ngày 17.1, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc Tết Đồn Biên phòng Xín Mần, Đồn Côn an Xín Mần và các xã biên giới của huyện Xín Mần. Đến thăm Đồn Biên phòng Xín Mần, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng ghi nhận, biểu dương những kết quả mà Đồn đạt được năm 2019 trong công tác bảo vệ đường biên, mốc giới chủ quyền quốc gia và phối hợp với cấp ủy...

18/01/2020
Giao ban Chương trình hỗ trợ nhà ở, NTM và kế hoạch đảm bảo tổng sản lượng lương thực năm 2020

BHG - Ngày 17.1, tại trụ sở UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban Chương trình hỗ trợ nhà ở, triển khai chương trình Nông thôn mới (NTM) và kế hoạch đảm bảo tổng sản lượng lương thực năm 2020. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Đức Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT; Sùng Đại Hùng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ,TB&XH.

17/01/2020
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh: Báo Hà Giang Xuân Canh Tý có hình ảnh và nội dung phong phú, tươi mới

BHG - Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Báo Hà Giang điện tử...

17/01/2020