Bài phát biểu của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang Triệu Tài Vinh tại kỳ họp thứ 4

11:01, 03/11/2017

LTS: Ngày 2.11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tê - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tê - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài-chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020). Trong phiên họp buổi sáng, đồng chí Triệu Tài Vinh, Uy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang đã có phát biểu thảo luận; Báo Hà Giang đăng toàn văn nội dung bài phát biểu như sau:

Đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang phát biểu tại Hội trường.  					Ảnh: Báo điện tử ĐBND
Đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang phát biểu tại Hội trường. Ảnh: Báo điện tử ĐBND

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước!

Thưa Quốc hội!

Tôi xin phát biểu 5 nội dung:

Thứ nhất, về liên kết vùng. Liên kết vùng là quan điểm đúng được nêu ra trong một vài năm gần đây. Trong diễn đàn của các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ trước đây đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém. Trong đó, hạn chế lớn nhất là liên kết vùng mà liên kết ở đây chính là liên kết về hạ tầng giao thông. Hiện nay, theo nguyên tắc phân bổ trái phiếu Chính phủ cũng như vốn trung hạn cho mỗi địa phương đưa ra, nguyên tắc là mỗi địa phương chỉ được 1 dự án trọng điểm và phải có tính liên kết, có tính hiệu quả cao, không kể đến quy mô của dự án lớn hay nhỏ. Chính vì vậy, cùng một nguyên tắc đó sẽ có những địa phương có công trình hàng nghìn tỷ đồng, có thể hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng có những địa phương chỉ có công trình độ 300-400 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, những dự án giao thông mang tính liên kết vùng có hiệu quả cao thì không được các địa phương đưa vào vốn trung hạn của mình. Chính vì vậy, những quốc lộ như 279, Quốc lộ 34, Quốc lộ 4, đặc biệt là Quốc lộ 279, Quốc lộ 4 liên kết 7 vùng, 7 tỉnh biên giới kết nối Đông và Tây Bắc là chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Chúng tôi đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy nhanh hoàn thiện dự án trên các tuyến Quốc lộ 279 và Quốc lộ 4. Không chỉ liên kết 7 tỉnh biên giới của Việt Nam mà còn khai thác thị trường của Trung Quốc.

Thứ hai là về cách phân bổ nguồn lực. Cách phân bổ nguồn lực vừa qua dựa trên các tiêu chí như quy mô dân số, tỷ lệ hộ nghèo, đơn vị hành chính, số huyện, số xã đặc biệt khó khăn và thu ngân sách. Theo cách tính này thì những tỉnh không thuộc diện nghèo thì chủ yếu là các tiêu chí lớn như quy mô dân số thu ngân sách, còn những tỉnh không có quy mô dân số lớn, không có thu ngân sách lớn thì lại thực hiện tiêu chí nghèo là chủ yếu. Chính vì vậy, các tỉnh khó khăn luôn luôn là đảm bảo an sinh xã hội, chưa có tiêu chí nào, chưa có hệ số nào phát triển trong phân bổ nguồn lực. Mặc dù, trong tiêu chí phân bổ của chúng ta có tiêu chí về trình độ phát triển, trong tiêu chí trình độ phát triển nội hàm của nó chủ yếu là nghèo và thu ngân sách.

Mặt khác, một số quan điểm của đảng ta có liên quan đến tiêu chí tới đây hãy tổ chức thực hiện là việc khuyến khích sáp nhập các đơn vị hành chính để đảm bảo tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Vô hình chung chúng ta quy định những tiêu chí này thì việc thực hiện chủ trương sáp nhập để tinh gọn giảm bộ máy hành chính cũng ảnh  hưởng đến tiêu chí về đơn vị hành chính. Nội hàm tỷ lệ hộ nghèo trong tiêu chí trình độ phát triển vô hình chung khuyến khích các địa phương cố gắng phấn đấu mình được nghèo. Từ đó dẫn đến các tư duy trái chiều nhau, ảnh hưởng đến chất lượng bền vững của xóa đói, giảm nghèo. Tôi đề nghị cần nghiên cứu lại nội hàm của tiêu chí trình độ phát triển trong phân bổ ngân sách, trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.

Thứ ba là về cơ chế chính sách. Vừa qua dưới sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, các thành viên Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chúng ta đã thành công toàn diện và được các đại biểu Quốc hội đánh giá cao. Trong đó, ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn, người nông dân có thu nhập. Tuy nhiên, theo tôi nếu chúng ta sửa đổi chính sách linh hoạt và đồng bộ hơn nữa trong quá trình điều hành thì khu vực này sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa, ví dụ như Nghị định 210 hôm qua có đại biểu Quốc hội đã nêu. Để thực hiện kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng Hà Giang trở thành một vùng dược liệu trọng điểm quốc gia, chúng tôi đã xây dựng cơ chế, chính sách dựa trên nền tảng Nghị định 210. Tuy nhiên, qua lấy ý kiến của nhiều bộ, ngành đến nay không được ủng hộ thực hiện.

Thứ tư, về thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Đầu tư công. Việc thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, qua giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang với chính quyền địa phương của tỉnh, chúng tôi đã khuyến nghị chính quyền địa phương thực hiện phân cấp, đặc biệt là ủy quyền phân cấp cho 5 huyện động lực của tỉnh. Từ khi tổ chức thực hiện đến nay thấy trách nhiệm, sự chủ động và kinh phí xã hội được nâng lên. Do vậy, tôi đề nghị Chính phủ xem xét tiếp tục thực hiện phân cấp và đặc biệt là thực hiện cơ chế ủy quyền cho chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Về Luật Đầu tư công, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương cũng như ý kiến tại kỳ họp Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho thấy chúng ta đã thu được kết quả lớn, đó là kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát nợ công. Tuy nhiên, cũng như đã nói ở trên về vấn đề phân cấp được thực hiện tốt thì có lẽ kết quả giải ngân đầu tư của chúng ta còn đạt kết quả cao hơn nhiều. Mặc dù giải ngân thấp, tăng trưởng tích cực. Đây là mối quan hệ chúng ta cần phải đánh giá thêm trong thực tế, nhưng trong thực tiễn tôi đề nghị cần phải đánh giá thực hiện Luật Đầu tư công này và tiếp tục thực hiện vấn đề phân cấp cho địa phương nhiều hơn.

Năm, về vấn đề văn hóa, vừa qua Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo, khẳng định quan điểm chủ trương của Đảng trong việc tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo được người dân và quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, qua nghiên cứu trong thực tiễn hiện nay, chúng tôi thấy chủ thể của tín ngưỡng chưa rõ, tín ngưỡng văn hóa dân tộc thiểu số, tín ngưỡng dân gian. Giải pháp để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số hiện nay chưa tương xứng với sự đa dạng về số dân tộc thiểu số của chúng ta. Do vậy, tôi đề nghị trong thời gian tới Chính phủ cần tổng kết thực tiễn cách làm hay trong việc bảo tồn, duy trì phát triển văn hóa dân tộc thiểu số cũng như tín ngưỡng truyền thống trong sự đan xen với cộng đồng các tôn giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.

Về chính sách cho học sinh nội trú dân nuôi, học sinh bán trú. Hiện nay có thực trạng chế độ khác nhau, nhưng đối tượng giống nhau, bán trú và nội trú giống nhau về tính nội trú, cung cách quản lý nhưng khác nhau về cơ sở vật chất và chế độ chính sách. Do nhiều yếu tố manh mún, phân tán, không đủ giáo viên, học sinh không có đủ cơ sở vật chất, xa xôi, cách trở, chúng ta dồn các cháu vào học tập trung, đó chính là bán trú. Nhưng bán trú và nội trú là giống nhau nhưng chính sách khác nhau. Tôi đề nghị chúng ta cần đánh giá hơn.

Về Luật Hộ tịch. Chúng ta quy định sinh con ra được lấy họ của bố, dân tộc của mẹ. Có nhiều ý kiến cho rằng sau này sửa gia phả sẽ rất khó, đề nghị cho nghiên cứu thêm.

BTV (Theo Website Quốc hội)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

UBND tỉnh họp phiên tháng 10 năm 2017

BHG-Ngày 31.10, UBND tỉnh họp phiên tháng 10, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 10 và xác định phương hướng, nhiệm vụ tháng 11.2017. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì...

31/10/2017
Đoàn kiểm tra chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh kiểm tra tại Sở Y tế

BHG-Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1808/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiểm tra chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính (CHKL, KCHC) đối với cán bộ, công chức, viên chức (CB, CCVC) tỉnh, sáng 31.10, Đoàn kiểm tra CHKL, KCHC của tỉnh do đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra đột xuất tại Sở Y tế và một số đơn vị trực thuộc Sở.

31/10/2017
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp "Giải pháp phát triển nuôi ong mật bền vững đảm bảo an toàn thực phẩm"

BHG-Ngày 31.10, tại huyện Đồng Văn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp "Giải pháp phát triển nuôi ong mật bền vững đảm bảo an toàn thực phẩm". Tham dự có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; đại diện các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ NN&PTNT...

31/10/2017
"Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại với Cách mạng Việt Nam"

"Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp vô sản Nga tiến hành, đánh dấu sự ra đời của Nhà nước Nga Xô viết - Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Đây là một sự kiện trọng đại trong tiến trình lịch sử của nhân loại, mở ra thời kỳ phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như phong trào giải phóng dân tộc.

03/11/2017